Trồng Cà Tím Nhật Bản Hướng Phát Triển Trong Công Tác Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.
Cây cà tím Nhật là giống cây trồng mới nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng không khó so với nhiều cây ngắn ngày khác.
Gia đình anh Trúc Văn Sử ở thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng trồng 2000m2 cà tím Nhật, hiện đang thu hoạch ở tháng thứ 4, ngày nào cây cà cũng cho thu quả, cỡ quả thu hoạch 20-30gram/quả, một tháng gia đình anh thu hoạch được 1,2 tấn, với giá bán là 9.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/tháng.
Trồng cà tím Nhật chi phí đầu tư thấp, một sào trồng 1.300 cây, tiền cây giống và phân bón khoảng 4,4 triệu đồng đồng/vụ/1 sào. Trước kia gia đình anh Sử trồng rau xà lách thu nhập được 4 triệu đồng/sào, thấy hiệu quả kinh tế không cao, giá cả bấp bênh nên gia đình anh quyết định chuyển sang trồng cà tím Nhật hợp đồng với Công ty tư nhân bao tiêu sản phẩm.
Anh Sử cho biết: “Cả thôn Đarahoa trồng được 3 ha, chúng tôi được Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải ở Tp. Hồ Chí Minh đặt hàng và bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật. Công ty cung cấp giống với giá là 1.300 đồng/cây, khi thu hoạch cà bán cho Công ty, Công ty sẽ trừ dần tiền giống, chúng tôi bỏ công chăm sóc và đầu tư nên sản phẩm làm ra không sợ bị ế ẩm hay rớt giá”.
Kỹ thuật trồng cà tím Nhật cũng đơn giản, cần phải bón vôi bột để xử lý đất và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống chỉ sau 20 ngày trồng, cà bắt đầu ra hoa và 40 ngày thì cho thu hoạch. Cà tím Nhật nếu được chăm sóc tốt thì thời gian cho thu hoạch đến 6 tháng, năng suất lên đến 40 tấn/ha.
Cây cà tím Nhật là một trong cây trồng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đây là hướng đi phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp là liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.