Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ca Cao Xen Dưới Tán Xoài

Trồng Ca Cao Xen Dưới Tán Xoài
Ngày đăng: 22/04/2012

Những năm gần đây, cây ca cao được người dân huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) trồng xen dưới tán điều, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho không ít gia đình. Mới đây, tại xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc), gia đình ông Huỳnh Văn Tiên đã thí điểm mô hình ca cao trồng xen dưới tán xoài, bước đầu khá hiệu quả.

Có mặt tại vườn ca cao trồng xen dưới tán xoài của gia đình ông Huỳnh Văn Tiên, thôn 4, xã Hồng Sơn (Hàm Thuận Bắc), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy vườn ca cao xanh tốt, cây nhiều bông, xen lẫn dưới vườn xoài đầy trái. Lân la trò chuyện mới biết “cơ duyên” ông Tiên gắn bó với cách làm tương đối mới này. Khi thấy người dân các địa phương trong tỉnh có nguồn thu nhập kinh tế khá từ việc trồng ca cao dưới tán điều đã thôi thúc vợ chồng ông nghĩ ngay đến khu vườn trồng xoài của mình.

Thành quả đã đến với gia đình ông Huỳnh Văn Tiên khi vườn ca cao trồng xen dưới tán xoài cho trái.

Ban đầu ông nghĩ, ca cao chỉ trồng xen dưới tán điều là phù hợp, còn dưới tán xoài thì sao, khả năng sinh trưởng, phát triển và cho trái có hiệu quả không? Giữa 2 loại cây này có cạnh tranh dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc cho trái hay không?... Hàng loạt câu hỏi được ông đặt ra nhưng rồi với ý chí, ông quyết thử nghiệm ngay. Đầu tháng 6/2010, khu vườn 1 ha trồng xoài của ông đón hơn 32 hộ gia đình và cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (Hàm Thuận Bắc) đến tổ chức buổi hội thảo đầu bờ về cách trồng ca cao. Được học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng ca cao xen dưới cây tạo bóng mát trên vùng đất phù hợp, ông mạnh dạn triển khai mô hình. Không bao lâu vườn xoài đã được thử nghiệm với 700 cây ca cao trồng xen. Ông Tiên cho biết, “Khi mới trồng cũng lo lắng lắm, nhưng mình quyết thì làm thôi, chăm sóc ca cao dưới tán xoài cũng giống như dưới tán điều. Nhưng chú trọng khâu tưới nước và bón phân nhiều đợt, cây sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh. Qua 2 năm, cây cao to, tán xum xuê và đã cho trái nhiều”.

Thấy mô hình trồng xoài xen ca cao phát triển tốt, vợ chồng ông có phần yên tâm. Với nguồn vốn đầu tư trên 20 triệu đồng không phải là nhỏ đối với gia đình làm nông, vì thế chi phí bón phân, xịt thuốc được ông tính rất chu đáo, kỹ lưỡng, nhờ vậy mà tiết kiệm được chi phí rất nhiều. “Trong quá trình chăm sóc, thấy ca cao trồng xen dưới tán xoài cũng rất tiện lợi. Khi tưới nước, bón phân cho xoài thì ca cao cũng hấp thụ được nguồn dinh dưỡng và ngược lại. Giữa năm 2011 vườn ca cao cho trái lần đầu, tôi tiến hành lặt bỏ để nuôi dưỡng cây, lứa thứ hai mới cho đậu trái, hiện vườn ca cao đang ra bông, kết trái non rất nhiều, khả năng mang lại hiệu quả kinh tế trong năm nay là khả quan”, ông Tiên nói.

Không riêng gì ca cao sinh trưởng và cho trái tốt, mà vườn xoài cát Hòa Lộc 1 ha (10 năm tuổi) hàng năm cũng cho thu nhập khá cao. Mùa xoài vừa rồi, ông thu trên 7 tấn, trừ chi phí, lãi hơn 40 triệu đồng. Hiện vườn xoài có thêm cây ca cao, theo tính toán của ông thì trong năm nay, ca cao bắt đầu cho thu nhập, lúc đó hiệu quả sẽ cao hơn là điều chắc chắn.

Những năm qua, người dân Bình Thuận chỉ chú trọng đến việc trồng ca cao dưới tán điều. Thực tế tham quan mô hình ca cao trồng xen dưới tán xoài mới thấy ý chí và khát vọng của vợ chồng người nông dân nghèo nơi đây. Mô hình bước đầu thành công, người dân các địa phương nếu có điều kiện thuận lợi, nên mạnh dạn áp dụng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

07/03/2015
Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

07/03/2015
Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

07/03/2015
Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

07/03/2015
Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

07/03/2015