Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận Bình Quân Cao Gấp 03 Lần So Với Trồng Lúa

Ngày 06/4, tại Trường Tiểu học Giồng Chanh B, UBND xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) kết hợp cùng với Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình sản xuất bắp giống SSC 03” trên đất giồng cát vụ Đông Xuân 2013 – 2014. Đến dự hội thảo có ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng 152 đại biểu là nông dân thực hiện mô hình.
Trước khi đi vào hội thảo, các đại biểu được tham quan thực tế một số ruộng mô hình sản xuất bắp giống SSC 03 của các hộ tham gia thực hiện mô hình đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch. Mô hình được triển khai tại 02 ấp Giồng Chanh A và Giồng Chanh B, quy mô 101 ha với 152 hộ nông dân tham gia mô hình. Đây là một trong những địa phương của huyện Trà Cú có diện tích trồng bắp giống nhiều nhất cũng như số năm thực hiện.
Báo cáo hạch toán kinh tế của mô hình cho thấy, năng suất ước đạt bình quân 08 tấn/ha với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí nông dân còn thực lãi gần 31 triệu đồng/ha. Riêng những hộ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, qui trình sản xuất, quản lý tốt sâu bệnh năng suất đạt trên 10 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.
Cũng theo báo cáo của UBND xã Long Hiệp cho biết, số hộ trồng bắp có năng suất cao trong mô hình đạt trên 50%. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 3,1 tỷ đồng; Lợi nhuận kinh tế bình quân của mô hình cao gấp 03 lần so với trồng lúa.
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam và UBND tỉnh Trà Vinh trong sản xuất hạt bắp giống, trong thời gian tới, tại địa bàn huyện Trà Cú, công ty sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 300 ha tại các địa bàn truyền thống như Long Hiệp, Tân Sơn, Ngọc Biên và các địa phương có diện tích đất giồng cát nhiều; tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trong việc thực hiện sản xuất bắp giống.
Đây là một trong những cây trồng hiệu quả nhất trên đất giồng cát và là giải pháp tốt nhất trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiện nay tại địa phương; góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân xã Long Hiệp.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.

Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

Công ty TNHH chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) vừa triển khai chương trình liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu cho sản phẩm chuối tiêu. Doanh nghiệp (DN) cũng đã triển khai thực hiện trong thực tế với hình thức hỗ trợ nông dân trồng chuối VietGAP và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).