Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận Bình Quân Cao Gấp 03 Lần So Với Trồng Lúa

Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận Bình Quân Cao Gấp 03 Lần So Với Trồng Lúa
Ngày đăng: 10/04/2014

Ngày 06/4, tại Trường Tiểu học Giồng Chanh B, UBND xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) kết hợp cùng với Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình sản xuất bắp giống SSC 03” trên đất giồng cát vụ Đông Xuân 2013 – 2014. Đến dự hội thảo có ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng 152 đại biểu là nông dân thực hiện mô hình.

Trước khi đi vào hội thảo, các đại biểu được tham quan thực tế một số ruộng mô hình sản xuất bắp giống SSC 03 của các hộ tham gia thực hiện mô hình đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch. Mô hình được triển khai tại 02 ấp Giồng Chanh A và Giồng Chanh B, quy mô 101 ha với 152 hộ nông dân tham gia mô hình. Đây là một trong những địa phương của huyện Trà Cú có diện tích trồng bắp giống nhiều nhất cũng như số năm thực hiện.

Báo cáo hạch toán kinh tế của mô hình cho thấy, năng suất ước đạt bình quân 08 tấn/ha với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí nông dân còn thực lãi gần 31 triệu đồng/ha. Riêng những hộ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, qui trình sản xuất, quản lý tốt sâu bệnh năng suất đạt trên 10 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.

Cũng theo báo cáo của UBND xã Long Hiệp cho biết, số hộ trồng bắp có năng suất cao trong mô hình đạt trên 50%. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 3,1 tỷ đồng; Lợi nhuận kinh tế bình quân của mô hình cao gấp 03 lần so với trồng lúa.

Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam và UBND tỉnh Trà Vinh trong sản xuất hạt bắp giống, trong thời gian tới, tại địa bàn huyện Trà Cú, công ty sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 300 ha tại các địa bàn truyền thống như Long Hiệp, Tân Sơn, Ngọc Biên và các địa phương có diện tích đất giồng cát nhiều; tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trong việc thực hiện sản xuất bắp giống.

Đây là một trong những cây trồng hiệu quả nhất trên đất giồng cát và là giải pháp tốt nhất trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiện nay tại địa phương; góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân xã Long Hiệp.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Giống Tốt, Canh Tác Đúng Kỹ Thuật Để Sản Xuất Vụ Lúa Đông Xuân “Ăn Chắc” Chọn Giống Tốt, Canh Tác Đúng Kỹ Thuật Để Sản Xuất Vụ Lúa Đông Xuân “Ăn Chắc”

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

03/12/2013
Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

03/12/2013
Trăn Trở Với Nghề Nuôi Ong Trăn Trở Với Nghề Nuôi Ong

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.

25/12/2013
Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất Giá Nhân Công Tăng Cao, Người Trồng Cà-Phê Khó Khăn Chồng Chất

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.

03/12/2013
Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La

Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.

25/12/2013