Trồng Bắp Giống Lợi Nhuận Bình Quân Cao Gấp 03 Lần So Với Trồng Lúa

Ngày 06/4, tại Trường Tiểu học Giồng Chanh B, UBND xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) kết hợp cùng với Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình sản xuất bắp giống SSC 03” trên đất giồng cát vụ Đông Xuân 2013 – 2014. Đến dự hội thảo có ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng 152 đại biểu là nông dân thực hiện mô hình.
Trước khi đi vào hội thảo, các đại biểu được tham quan thực tế một số ruộng mô hình sản xuất bắp giống SSC 03 của các hộ tham gia thực hiện mô hình đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch. Mô hình được triển khai tại 02 ấp Giồng Chanh A và Giồng Chanh B, quy mô 101 ha với 152 hộ nông dân tham gia mô hình. Đây là một trong những địa phương của huyện Trà Cú có diện tích trồng bắp giống nhiều nhất cũng như số năm thực hiện.
Báo cáo hạch toán kinh tế của mô hình cho thấy, năng suất ước đạt bình quân 08 tấn/ha với giá bao tiêu 8.300 đồng/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí nông dân còn thực lãi gần 31 triệu đồng/ha. Riêng những hộ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, qui trình sản xuất, quản lý tốt sâu bệnh năng suất đạt trên 10 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.
Cũng theo báo cáo của UBND xã Long Hiệp cho biết, số hộ trồng bắp có năng suất cao trong mô hình đạt trên 50%. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 3,1 tỷ đồng; Lợi nhuận kinh tế bình quân của mô hình cao gấp 03 lần so với trồng lúa.
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam và UBND tỉnh Trà Vinh trong sản xuất hạt bắp giống, trong thời gian tới, tại địa bàn huyện Trà Cú, công ty sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 300 ha tại các địa bàn truyền thống như Long Hiệp, Tân Sơn, Ngọc Biên và các địa phương có diện tích đất giồng cát nhiều; tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân trong việc thực hiện sản xuất bắp giống.
Đây là một trong những cây trồng hiệu quả nhất trên đất giồng cát và là giải pháp tốt nhất trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiện nay tại địa phương; góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân xã Long Hiệp.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.