Trồng Bắp Cho Thu Nhập Khá

Ấp Mỹ 1 (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) được mệnh danh là “con đường bắp”. Bởi tại đây, nhiều người bày bán bắp luộc ở hai bên đường.
Trồng bắp đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, dần thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Lúc đầu, bà con trồng tự phát và tự chọn những trái tốt làm giống cho vụ sau, nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Phú Đông hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn bà con mua những giống bắp thuần chủng như: Wax 50, Wa 48, MX 10, Victory 924, có khả năng kháng được sâu bệnh, nên năng suất dần được cải thiện. Từ đó, mô hình trồng bắp phát triển, nhân rộng.
Với trên 3 công đất trồng bắp, anh Nguyễn Văn Diệu (người dân ấp Mỹ 1), sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 30 triệu đồng/vụ. Theo anh Diệu: “Bắp là loại cây tương đối dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí lại thấp, phù hợp với vùng đất gò nơi đây. Hiện giá bán lẻ bắp trái dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/chục (14 trái). Nhờ trồng bắp nên cuộc sống gia đình tôi dần được cải thiện”.
Theo ông Phạm Hoàng Vũ, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến ngư xã Vĩnh Phú Đông: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ giúp bà con quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức hội thảo, đánh giá những giống bắp cho năng suất cao, khuyến cáo nông dân trồng theo lịch thời vụ, thực hiện các mô hình trình diễn. Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông - khuyến ngư xã sẽ liên hệ đầu ra sản phẩm để bà con yên tâm phát triển sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.