Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).
Cây sắn dây dễ trồng, không kén đất, có thể trồng tận dụng ở các vùng đất ven kênh mương, ao, trồng xen trong vườn, trên đồi, ít công chăm sóc, ít bị sâu bệnh.
Sắn dây thường được trồng 1 vụ/năm; thời điểm này nhiều hộ đã bắt đầu thu hoạch, năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất sắn dây đạt khá, từ 850 - 900 kg củ tươi/sào, với giá bán trung bình 7.500 đồng/kg, người dân thu được 6,3 - 6,5 triệu đồng/sào. Nhiều gia đình thu nhập 9 triệu đồng/sào, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. Nhiều hộ dân còn chế biến củ sắn dây tươi thành bột. Theo đó, mỗi sào trồng sắn dây thu hoạch trung bình 800-900 kg sắn tươi, tương ứng 1,8 tạ bột khô, bán với giá 90.000 -100.000 đồng/kg sẽ thu được trên 16 triệu đồng/sào, cho 400 – 450 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ 25 con giống trĩ xanh, đỏ năm 2015, đến nay trang trại của ông Phan Thanh Tuấn (Cần Thơ) có trên 100 con chim bố mẹ, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng.

Tại tỉnh Hậu Giang, nông dân Võ Văn Trưng đã đầu tư trồng dưa lưới quanh năm, theo hướng công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với 1.000 m2, ông Ngoãn nuôi thả mật độ thưa, đảm bảo ao nuôi và xử lý nước sạch, mỗi năm cất được 20 tấn tôm sú tươi.

Anh Tăng Tấn Hưng (ngụ ở ấp Phú An A, xã Phú Vĩnh) là một điển hình về chuyển đổi từ cây lúa sang cây bưởi da xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Với 4.000 m2 trồng dưa lưới Nhật, mỗi tháng trang trại của anh Tùng thu được 5 tấn, lãi khoảng một trăm triệu đồng.