Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.
Theo quy hoạch, 12 chủng loại trái cây sẽ trồng gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu, quýt.
Trong đó, trồng tại vùng ĐBSCL 185.100ha, vùng Đông Nam Bộ 71.900ha. 5 loại cây ăn quả trồng theo hướng rải vụ với diện tích 48.530ha nhằm tránh tình trạng rớt giá, gồm thanh long trồng tại Bình Thuận, Tiền Giang, Long An (14.880ha); xoài trồng tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh (12.500ha); chôm chôm trồng tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang (2.750ha); sầu riêng trồng tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long (5.250ha); nhãn tại tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ.
Để bảo đảm thực hiện chương trình, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã chỉ đạo các cơ quan khoa học thuộc bộ thực hiện công tác chọn, cung ứng giống mới có năng suất, chất lượng cao cho nông dân; chuyển giao cho nông dân các quy trình canh tác tiên tiến như quy trình xử lý ra hoa trái vụ, quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm tạo ra khối lượng trái cây hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, ổn định, đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.