Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.
Theo quy hoạch, 12 chủng loại trái cây sẽ trồng gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu, quýt.
Trong đó, trồng tại vùng ĐBSCL 185.100ha, vùng Đông Nam Bộ 71.900ha. 5 loại cây ăn quả trồng theo hướng rải vụ với diện tích 48.530ha nhằm tránh tình trạng rớt giá, gồm thanh long trồng tại Bình Thuận, Tiền Giang, Long An (14.880ha); xoài trồng tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh (12.500ha); chôm chôm trồng tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang (2.750ha); sầu riêng trồng tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long (5.250ha); nhãn tại tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ.
Để bảo đảm thực hiện chương trình, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã chỉ đạo các cơ quan khoa học thuộc bộ thực hiện công tác chọn, cung ứng giống mới có năng suất, chất lượng cao cho nông dân; chuyển giao cho nông dân các quy trình canh tác tiên tiến như quy trình xử lý ra hoa trái vụ, quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm tạo ra khối lượng trái cây hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, ổn định, đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có lợi thế phát triển về chăn nuôi, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh, huyện Chợ Mới đã được chọn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần trên địa bàn toàn huyện giai đoạn 2012-2015.

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.