Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.
Theo quy hoạch, 12 chủng loại trái cây sẽ trồng gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu, quýt.
Trong đó, trồng tại vùng ĐBSCL 185.100ha, vùng Đông Nam Bộ 71.900ha. 5 loại cây ăn quả trồng theo hướng rải vụ với diện tích 48.530ha nhằm tránh tình trạng rớt giá, gồm thanh long trồng tại Bình Thuận, Tiền Giang, Long An (14.880ha); xoài trồng tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh (12.500ha); chôm chôm trồng tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang (2.750ha); sầu riêng trồng tại Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long (5.250ha); nhãn tại tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ.
Để bảo đảm thực hiện chương trình, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã chỉ đạo các cơ quan khoa học thuộc bộ thực hiện công tác chọn, cung ứng giống mới có năng suất, chất lượng cao cho nông dân; chuyển giao cho nông dân các quy trình canh tác tiên tiến như quy trình xử lý ra hoa trái vụ, quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm tạo ra khối lượng trái cây hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, ổn định, đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, bệnh chổi rồng đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, đặc biệt là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Trước tình hình này, một giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm chổi rồng.

Thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh liên tiếp được mùa sò mai biển. Không chỉ thu hoạch với số lượng lớn, bán giá trị cao mang lại thu nhập cho lao động trên thuyền mà còn tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm lao động khác trên bờ.

Sau khi nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng), khoai tây Trung Quốc được “mặc áo” đất đỏ để đánh lừa người tiêu dùng. Bằng “công nghệ” này, khoai tây Trung Quốc có thể tăng giá lên đến 3 lần.

Ông Nguyễn Văn Mười, xã Long Hưng (Châu Thành - Tiền Giang), được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, giúp gia đình mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Liễm, nếu nuôi chuyên tôm lãi rất lớn nhưng mật độ rủi ro rất cao. Năm 2014, gia đình thả nuôi 3 ha, với hơn 30 vạn con giống, năm nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tất cả diện tích ao hồ nuôi của gia đình không bị dịch. Lâu lắm rồi gia đình tui mới có niềm vui trọn vẹn, cá, tôm nuôi vừa được mùa lại được giá, ông Liễm phấn khởi.