Trồng 1 Hécta Cây Hành Tím Thu Lợi Nhuận Hơn 100 Triệu Đồng

Hiện nay nông dân huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đang bước vào thu hoạch cây củ hành tím vụ mùa năm 2013. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vào đầu tháng 11, mưa gây ngập úng trên diện rộng đối với cây hành tím, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Theo ghi nhận của nhiều hộ trồng cây hành tím, thì năng suất vụ này chỉ đạt từ 1/3 đến 1/2 so cùng kỳ năm trước. Năng suất chỉ đạt từ 7 tấn đến 11 tấn củ/hécta; trong khi vụ sản xuất cùng kỳ, năng suất từ 16 tấn đến 24 tấn/hécta. Tuy nhiên bù lại giá củ hành tím thương phẩm lại cao hơn vụ cùng kỳ từ 4 đến 7 lần.
Vào giữa tháng 11/2013, giá dao động từ 25.000 đồng/kg đến 36.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng củ. Với giá này, chỉ sau hơn 70 ngày trồng thì trồng 1 hécta cây củ hành tím, sau khi khấu trừ các khoản chi phí người trồng sẽ thu được lợi nhuận hơn 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa trồng 0,5 hécta cây củ hành tím, thu hoạch được gần 5,5 tấn củ, với giá bán bình quân là 27.000 đồng/kg; sau khi khấu trừ các khoản chi phí anh còn lãi gần 100 triệu đồng. Hay như hộ anh Trương Hoàng Nghĩa, ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải, thu hoạch 0,3 hécta cây củ hành tím, thu hoạch được gần 2,4 tấn củ, với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, sau khi khấu trừ các khoản chi phí anh thu được lợi nhuận hơn 30 triệu đồng.
Vụ sản xuất này, nông dân huyện Duyên Hải xuống giống hơn 51 hécta cây củ hành tím. Tập trung tại các xã ven biển là Dân Thành với hơn 24 hécta; Trường Long Hòa gần 20 hécta và Đông Hải gần 7 hécta.
Tuy giá củ hành tím luôn biến động, nhưng theo ghi nhận của nhiều hộ nông dân thì trồng cây hành tím vẫn cho thu nhập cao hơn so với một số loại cây màu truyền thống tại địa phương. Trồng cây hành tím lại rất nhẹ công chăm sóc do cây rất ít bị sâu bệnh gây hại.
Có thể bạn quan tâm

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.