Trời Lạnh, Nguy Cơ Tôm Nhiễm Dịch Bệnh

Nhiều nông dân nuôi tôm tại ĐBSCL cho biết, thời tiết trở lạnh khiến tôm bỏ ăn, nhiều ao nuôi giảm năng suất mạnh.
Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.
Lo ngại tôm trở bệnh, anh Nghĩa phải cho tôm ăn thêm các chế phẩm nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm. Nhiều nông dân vùng Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang cũng cho biết, con tôm thẻ rất nhạy cảm với thời tiết, sức đề kháng cũng yếu hơn tôm sú. Việc bỏ ăn, giảm ăn nhiều ngày sẽ dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, dễ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới những năm tới sẽ tăng mạnh, trong khi đó nguồn cung lại có sự sụt giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sâu bệnh. Đây được xem là “cơ hội vàng” cho ca cao Việt Nam phát triển mạnh sản xuất để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Mặc dù sản lượng thanh long hàng năm ở Bình Thuận đều tăng, nhưng nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long không tăng so với sản lượng tiêu thụ được.

Theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh (Thuận Nam - Ninh Thuận), tôi tìm gặp ông Võ Hồng Tâm, 57 tuổi, nông dân làm giàu từ cây mãng cầu trên vùng đất Quán Thẻ.

Theo thống kê, toàn huyện Vân Canh, diện tích trồng xen canh chuối, thơm, đu đủ khoảng 600 ha; trong đó, chuối vẫn là chủ lực, được trồng tập trung ở các xã Canh Vinh, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh, Canh Thuận và Canh Hòa.

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.