Trời Lạnh, Nguy Cơ Tôm Nhiễm Dịch Bệnh

Nhiều nông dân nuôi tôm tại ĐBSCL cho biết, thời tiết trở lạnh khiến tôm bỏ ăn, nhiều ao nuôi giảm năng suất mạnh.
Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.
Lo ngại tôm trở bệnh, anh Nghĩa phải cho tôm ăn thêm các chế phẩm nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm. Nhiều nông dân vùng Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang cũng cho biết, con tôm thẻ rất nhạy cảm với thời tiết, sức đề kháng cũng yếu hơn tôm sú. Việc bỏ ăn, giảm ăn nhiều ngày sẽ dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, dễ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.

Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Đặc biệt là bước sang những tháng đầu năm 2014, diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp của huyện tăng hơn 50% (khoảng 153 ha) so với năm 2013, nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 435 ha.