Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý

Trở thành tỉ phú nhờ nuôi chim quý
Ngày đăng: 22/08/2015

Thành công từ gà sao, chim trĩ đỏ

Rất may cho anh Phúc là thời điểm bấy giờ gà sao rất có giá nên từ 4 triệu đồng vốn ban đầu anh đã có trong tay số vốn kha khá. Những lúc cao điểm, đàn gà của anh Phúc lên tới 2.000 con. Vài năm sau, vì có nhiều người nuôi đại trà nên giá gà sao bắt đầu tuột dốc, anh Phúc quyết định chuyển sang nuôi chim trĩ đỏ nhưng bị gia đình phản đối quyết liệt, bởi không ai hiểu nuôi loài chim lạ đó để làm gì, bán cho ai, nhưng anh vẫn cứ… thử. “Hồi đó có người bạn ở TP.Tân An (Long An) nuôi một cặp chim trĩ 7 tháng mà không đẻ nên anh gạ bán. Thấy vậy, tôi bỏ ra 9 triệu đồng (bằng giá trị một cặp bò) mua về nuôi thử, nhưng rất may chỉ hơn tháng sau thì chim đẻ”, anh Phúc kể.

Theo anh Phúc, loài chim này đẻ liên tục một thời gian rồi ngưng, thay lông xong lại đẻ tiếp. Trung bình một con chim mái mỗi năm đẻ hơn 100 trứng nhưng không ấp. Cách chăm sóc cũng đơn giản như nuôi gà, chỉ khác là phải làm chuồng nhốt chúng lại vì loài này biết bay. Từ kinh nghiệm nuôi thành công cặp chim trĩ đỏ ban đầu, anh Phúc đầu tư chuồng trại, mua thêm con giống và mở rộng quy mô thành trang trại. Thời điểm năm 2010 - 2011, trang trại của anh có 2.000 con chim trĩ đỏ, giá một con chim mới nở đã 300.000 - 400.000 đồng. Giá cao ngất ngưỡng vậy mà lúc cao điểm có tháng trang trại của anh bán ra được khoảng 500 con, thu nhập hơn 1 tỉ đồng/năm. Cũng theo anh Phúc, mặc dù thị trường tiêu thụ khá rộng từ nhu cầu nuôi chim kiểng, chim giống và làm thịt, nhưng hiện tại giá chim trĩ đã giảm nhiều so với trước. Cụ thể là chim trĩ mới nở chỉ còn khoảng 80.000 đồng/con, khoảng 7 tháng tuổi có giá 500.000 đồng/con và hiện trang trại của anh còn nuôi khoảng 500 con.

Đa dạng vật nuôi

Khi giá chim trĩ xuống thấp, anh Phúc chuyển sang nuôi chim công để bán cho các khu du lịch và người nuôi chim kiểng. Đặc tính của loài chim này là sinh sản ít, mỗi năm chỉ đẻ từ 25 - 30 trứng và ngày đẻ ngày nghỉ hoặc ngày đẻ 2 ngày nghỉ, giống như loài ngỗng. Nhưng chim công phải nuôi tới 2 năm mới bắt đầu đẻ và chủ yếu đẻ vào mùa xuân. Tuy nhiên, đối với chim sinh sản thì giá bán rất cao, khoảng 20 triệu đồng/cặp, thời gian nuôi vài năm và mỗi con có trọng lượng chừng 5 - 6 kg. Riêng chim giống 2 tháng tuổi thì giá bán ra khoảng 3 triệu đồng/cặp. Trang trại của anh Phúc hiện có khoảng 100 con chim công, trong đó một nửa là chim bố mẹ, trung bình mỗi năm anh bán ra khoảng hơn 100 con.

Ngoài chim quý, trang trại của anh Phúc còn nuôi gà Đông Tảo. Giá gà này hiện nay trên thị trường đã giảm nhưng cũng còn rất cao: gà trên 1 tháng tuổi khoảng 200.000 đồng/con, giá gà thịt thì 250.000 đồng/kg. Loại gà này nuôi từ 4 - 5 tháng sẽ cho trọng lượng từ 3 - 4 kg. “Cái gì cũng thử. Hễ thấy giống mới là tôi nuôi thử. Vì vậy, những năm đầu tiên thu nhập chính của tôi từ chim trĩ, khi giá chim trĩ giảm xuống thì tôi có thêm thu nhập từ gà Đông Tảo. Còn bây giờ thì thu nhập từ cả 3 con: chim trĩ, công và gà Đông Tảo”, anh Phúc chia sẻ.

Mấy năm gần đây anh Phúc lại xây thêm nhà nuôi chim yến và đã bắt đầu lấy tổ. Ngoài ra anh còn mua thêm đất, mở rộng chuồng trại, đầu tư thêm trại nuôi bò, dê, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho nhiều người trong xóm. Hiện nay anh đang nuôi thử nghiệm gà đen xuất xứ từ Indonesia. Không giống như gà ác thịt đen nhưng lông trắng, gà H’Mông thịt đen, lông bông. Loại gà này không những lông đen mà mặt mày, chân, mắt, thịt đều đen, nuôi khoảng 6 tháng là đẻ. Giá gà giống một tháng tuổi (trọng lượng khoảng 300 - 400 gr) hiện khoảng 1 triệu đồng/con.


Có thể bạn quan tâm

Trồng thanh long ở vùng ven biển vẫn thu nhập cao Trồng thanh long ở vùng ven biển vẫn thu nhập cao

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, chị Lê Thị Lạc ở xóm 3, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quyết định chọn cây thanh long để trồng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là cây trồng có triển vọng cho vùng đất cát ven biển.

17/08/2015
Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

17/08/2015
Lục Nam (Bắc Giang) được mùa na Lục Nam (Bắc Giang) được mùa na

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.

17/08/2015
Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng Người nuôi gà công nghiệp đang bị lỗ nặng

Theo thống kê, tổng đàn gà công nghiệp của cả nước khoảng 14,4 triệu con, được chăn nuôi tập trung tại 5.000 trang trại. Hiện, người nuôi đang lỗ 10.000 đồng/con gà. Như vậy, trong 11 tháng qua, người nuôi gà cả nước thiệt hại trên 1.300 tỉ đồng.

17/08/2015
Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng Hai nông dân kể chuyện nuôi heo rừng

Đầu năm 2010, ông Lê Dũng ở phường 8, ông Nguyễn Việt Hùng ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau “thử sức” nuôi heo rừng. Động cơ khiến 2 ông thử sức nuôi heo rừng rất đơn giản: heo rừng là “của hiếm”, giá trị kinh tế cao. Và trong quá trình nuôi, 2 ông trải qua không ít chuyện cười đau cả bụng và chảy cả nước mắt.

17/08/2015