Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01

Chế phẩm Balasa N01 là một trong những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và được người chăn nuôi cả nước biết đến, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi gà, heo.
Lợi thếChăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, nông dân không phải tắm cho heo nên trong chuồng trại rất ít ruồi muỗi và không có nguồn nước thải ra môi trường, chuồng trại được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát như lở mồm long móng, dịch tai xanh trên heo...
Đệm lót sinh học Balasa N01 còn có ưu điểm khác như không phải thay dọn phân thường xuyên giúp giảm nhân công lao động và tiền điện, nước nên tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí thuốc thú y để điều trị bệnh, làm giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc mà tránh được những mâu thuẫn nảy sinh do chăn nuôi gây ra.
Môi trường đệm lót sinh học còn tạo điều kiện cho heo được vận động nhiều, không bị stress. Điều đó giúp giảm tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi; sản phẩm có độ vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Và những bất cập
Mặc dù có nhiều ưu điểm khi áp dụng chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học Balasa N01 nhưng hiện mức áp dụng chưa được phổ biến do có nhiều nông dân chưa biết, chưa tiếp cận được kỹ thuật làm đệm lót hoặc bởi những nhược điểm khác...
Trở ngại mà người chăn nuôi gặp phải khi thực hiện đệm lót sinh học dùng cho chăn nuôi heo trước hết là phải thay đổi tập quán chăn nuôi. Do quen với cách chăn nuôi truyền thống nên người chăn nuôi bê tông chuồng trại nên không dễ phá bỏ, cải tạo để phù hợp với cách mới. Việc nuôi heo với mật độ thưa nên chưa tận dụng tối đa quỹ đất.
Đệm lót mùn cưa sau một thời gian dùng bị nén chặt gây khó khăn cho việc xới tơi hoặc khô quá tạo nên môi trường nhiều bụi khiến đàn heo dễ bị bệnh đường hô hấp. Mặt khác, vấn đề truyền thông đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của người chăn nuôi. Việc tiếp cận kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho người chăn nuôi chưa thuận lợi, nhất là các hộ chăn nuôi ở vùng sâu, xa.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.