Trình đề án phát triển cây sâm Ngọc Linh

Theo đề án, giai đoạn I từ 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm.
Trong giai đoạn II (từ 2020-2030), tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My với diện tích 30.000ha, phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm, phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm Ngọc Linh.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.

Được biết, làng hoa Sa Đéc là một trong những vựa trồng hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL, với diện tích trồng hoa kiểng trên 400ha cùng hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2015 của TP Sa Đéc ước đạt 622 tỉ đồng.

Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài các khâu làm đất, vận chuyển đã được cơ giới hóa 100%, các khâu tưới nước, làm khô, xay xát và bảo quản… cũng có mức độ cơ giới hóa tăng mạnh so với những năm trước. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp chỉ mới tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi.