Triệu Phú Nhờ Trồng Thanh Long

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã phát triển mạnh trong tỉnh từ nhiều năm qua. Thành công nhất đối với mô hình này hiện nay là của cựu chiến binh Nguyễn Văn Triết, ấp Tân Hoà, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau).
Với diện tích 3.000 m2 trồng thanh long ruột đỏ, sau 4 năm chăm sóc, năm 2013 vừa qua ông Triết thu nhập trên 100 triệu đồng. Đây là mô hình tiêu biểu để cựu chiến binh xã Thạnh Phú nhân rộng trong hội viên.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, chúng tôi thật ấn tượng với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân mới của người dân địa phương. Năm nay nhân dân Tam Quan Bắc ăn Tết vui nhờ nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đã qua mùa nước lớn, sông Tiền vẫn mênh mang, khoáng đạt như sóng lụa dạt dào bao quanh xứ lụa Tân Châu (An Giang). Tưởng vẫn còn nghe đâu đây câu hò :“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A, Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần...”. Những bè nuôi cá lồng quây quần thành từng cụm rải rác hai bờ sông từ lâu đã thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh sông nước sống động.

Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…

Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.

Để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập huấn kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, khảo sát lập quy hoạch xây dựng làng nuôi trồng thủy sản.