Triệu phú chăn cừu

Quyết định ra đi làm nghề chăn nuôi đã vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của vợ mình khi anh chọn đúng ngay vùng đất khó và rất xa. Nhưng niềm đam mê đã giúp anh vượt qua tất cả. Cuối năm 1998, anh bắt đầu bỏ tiền mua con giống và thuê công lao động trồng cây tạo bóng mát cho trang trại. Năm 1999 trang trại hoàn thành thả nuôi 150 con cừu giống, 80 con dê.
Tận dụng diện tích 3ha cỏ ngoài tự nhiên và nhờ giá cả thị trường của cừu, dê có đầu ra ổn định nên chỉ trong thời gian gần 2 năm anh đã xuất chuồng lấy lại được nguồn vốn, số dư còn lại hàng trăm con anh tiếp tục đầu tư. Năm 2010, anh quyết bán hết toàn bộ 300 con dê chuyển sang nuôi bò sinh sản có chất lượng cao. Nghề chăn nuôi của anh thuận buồm xuôi gió, số lượng đàn gia súc luôn tăng qua từng năm.
Hiện nay, anh có 400 con cừu lớn nhỏ và 130 con bò. Trung bình mỗi năm anh xuất bán 100 con cừu sinh sản, 100 con cừu thịt, với giá bán giao động từ 90.000 – 115.000 đồng/kg đối với cừu thịt dưới 15kg/con và 80.000 – 85.000 đồng/kg đối với cừu thịt trên 15kg/con, giá bán cừu sinh sản 2,5 triệu đồng/con. Doanh thu từ cừu đạt trên 80 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí, anh còn lãi 50 triệu đồng/năm.
Riêng đàn bò của anh, bình quân xuất chuồng từ 30 – 50 con/năm, giá bán từ 20 – 25 triệu đồng/con bò, doanh thu bình quân hơn 500 triệu đồng/năm. Trừ chi phí, anh còn lãi trên 250 triệu đồng/năm. So với đàn cừu, đàn bò của anh cho thu nhập cao hơn. Anh đã xây dựng hệ thống chuồng trại cao ráo và tránh được hướng gió mạnh, trong diện tích đất của mình anh làm thêm các máng nước uống, khung dự trữ thức ăn cho cừu, bò vào mùa nắng, anh đã trồng 1,3ha cỏ để cung cấp nguồn thức ăn tươi cho trang trại của mình.
Theo anh, mỗi con cừu giống sẽ đẻ từ 1- 3 con cừu con, nếu biết cách chăm sóc tốt sau 5 tháng nuôi sẽ lãi từ 300.000 – 500.000 đồng/con, trong quá trình nuôi anh đã đúc kết được kinh nghiệm cho cừu và bò sinh sản, mỗi khi đàn bò, cừu bị bệnh anh vận dụng kiến thức học được trong sách chữa trị ngay. Đồng thời, các hộ xung quanh khi có cừu, dê bị bệnh anh luôn tận tình giúp đỡ mà không lấy một đồng tiền công.
Chỉ trong năm 2014, anh xuất bán 25 con bò thu nhập 600 triệu đồng. Sau khi đem tiền về, người vợ của anh đã không còn ngăn cản nữa mà quay sang động viên khuyến khích anh chăn nuôi. Từ tiền lãi, anh xây dựng được căn nhà trị giá trên 500 triệu đồng, nuôi 2 đứa con học đại học, người con đầu tốt nghiệp đại học ngành sinh học tại TP.HCM đã có việc làm, người con thứ 2 đang tu nghiệp chuyên ngành maketing tại Singgapore.
Hiện nay, anh đang liên hệ với các cơ quan chức năng để xúc tiến thành lập hợp tác xã cùng sở thích chăn nuôi cừu với 10 thành viên. Với thành quả đạt được anh được Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.

Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.