Triệu Chứng Khi Cây Bắp Thiếu Dinh Dưỡng

Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.
Thiếu lân: Sự thiếu lân thường xảy ra vào thời kỳ cây con. Triệu chứng đầu tiên là lá có màu đỏ tím và các hiện tượng khác như cây mọc thẳng, yếu, trái nhỏ, méo mó và hạt lép. Thiếu lân còn dẫn đến hiện tượng chín muộn. Hiện tượng thiếu lân thường xảy ra trên đất phèn, đất trũng. Khắc phục hiện tượng thiếu lân bằng cách bón lót phân lân đơn vào đầu vụ, sau đó bón thúc cho cây bằng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng lân dễ tiêu cao như DAP, NPK, Đầu trâu… Nhu cầu lân cho bắp là khoảng 60-90kg P2O5/ha.
Thiếu kali: Triệu chứng thiếu kali đầu tiên là dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc nâu và lan dần vào gần lá và lên các lá trên. Một triệu chứng thông thường khác của việc thiếu kali là khi cắt dọc thân cây sẽ nhận thấy các đốt phía bên trong có màu nâu đậm. Thiếu kali ít ảnh hưởng đến kích thước trái như thiếu đạm hoặc thiếu lân, nhưng các hạt ở đầu mút không phát triển và có thể bắp sẽ bị lép.
Thiếu Magiê (Mg): Sẽ làm xuất hiện ở những lá dưới các sọc trắng dọc theo gân lá và mép lá có màu đỏ tím. Hiện tượng này có thể thấy trên đất chua, nhất là đối với những cây con trong điều kiện khử. Có thể bón bột đá dolomit để bổ sung Mg cho các năm sau.
Đất chua: Đất chua ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng và có thể gây ra hiện tượng thiếu dinh dưỡng cho cây mặc dù đã được bón phân đầy đủ. Do đó cần thử nghiệm đất thường xuyên để xác định độ pH và kiểm tra hàm lượng lân và kali trong đất, việc thử nghiệm đạm cho những vùng mà đạm nitrate sẽ kém chính xác hơn là thử nghiệm đối với pH, lân và kali.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản đúng kỹ thuật, nếu không, công sức lao động của bà con trong suốt cả vụ sẽ bị bỏ phí. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta, thì nên kết hợp bảo quản khô-kín là tốt nhất.

Giới thiệu chung về cây ngô lai: Sau những năm 90, cây ngô lai được trồng phổ biến ở nước ta với diện tích ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến

Đặc tính : - Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá. - Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.

Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 67-85 ngày tùy thời tiết). Cây cao 2-2,2m, vị trí đóng bắp thấp, nên khả năng chống đỡ tốt. Ngô ngọt trồng được quanh năm, cho năng suất cao từ 650-800kg/sào Bắc bộ. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho một lượng thức ăn xanh từ 2,5-3 tấn/sào, tính kháng bệnh cao.

Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.