Triển vọng xuất khẩu cá rô phi

Một số địa phương đã xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước
Thời gian qua, một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang… đã triển khai nuôi và xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước trên thế giới các sản phẩm như: cá rô phi nguyên con đông lạnh, phi lê lạng da, phi lê còn da…
Giá xuất cá rô phi nguyên con đông lạnh khoảng 2,5 USD/kg và cá rô phi phi lê khoảng 4 - 4,5 USD/kg… Tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi năm 2014 có trị giá 32 triệu USD.
Những thị trường như Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Colombia… rất có tiềm năng cho cá rô phi của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện tại, ở khu vực ĐBSCL và một số nơi khác có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản; các nhà máy này chuyển đổi dây chuyền sang chế biến cá rô phi xuất khẩu dễ dàng.
Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp nước ta phải tập trung xây dựng thương hiệu cho cá rô phi Việt Nam, chọn dòng sản phẩm thế mạnh, đặc trưng riêng… để cạnh tranh với các nước khác, nhằm chiếm thị phần trên thế giới.
Tổng cục Thủy sản nhận định, nếu các địa phương và doanh nghiệp vào cuộc quyết liệt thì đến năm 2020 sẽ phấn đấu mở rộng diện tích nuôi cá rô phi lên khoảng 30.000ha, sản lượng từ 500.000 - 650.000 tấn cá nguyên liệu, nâng giá trị xuất khẩu lên từ 130 - 150 triệu USD…
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.