Triển vọng xuất khẩu cá rô phi

Một số địa phương đã xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước
Thời gian qua, một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang… đã triển khai nuôi và xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước trên thế giới các sản phẩm như: cá rô phi nguyên con đông lạnh, phi lê lạng da, phi lê còn da…
Giá xuất cá rô phi nguyên con đông lạnh khoảng 2,5 USD/kg và cá rô phi phi lê khoảng 4 - 4,5 USD/kg… Tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi năm 2014 có trị giá 32 triệu USD.
Những thị trường như Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Colombia… rất có tiềm năng cho cá rô phi của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện tại, ở khu vực ĐBSCL và một số nơi khác có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản; các nhà máy này chuyển đổi dây chuyền sang chế biến cá rô phi xuất khẩu dễ dàng.
Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp nước ta phải tập trung xây dựng thương hiệu cho cá rô phi Việt Nam, chọn dòng sản phẩm thế mạnh, đặc trưng riêng… để cạnh tranh với các nước khác, nhằm chiếm thị phần trên thế giới.
Tổng cục Thủy sản nhận định, nếu các địa phương và doanh nghiệp vào cuộc quyết liệt thì đến năm 2020 sẽ phấn đấu mở rộng diện tích nuôi cá rô phi lên khoảng 30.000ha, sản lượng từ 500.000 - 650.000 tấn cá nguyên liệu, nâng giá trị xuất khẩu lên từ 130 - 150 triệu USD…
Có thể bạn quan tâm

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…