Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Về Cây Mắc Ca

Triển Vọng Về Cây Mắc Ca
Ngày đăng: 28/06/2013

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Ông Phạm Duy Thành, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh, chia sẻ với chúng tôi về cây mắc ca - loại cây mà ông đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu, trước khi quyết định đưa loại cây này vào trồng trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Mắc ca là loại cây quả khô quý hiếm, bộ phận ăn được của quả mắc ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào.

Trong dầu của mắc ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesterol, có tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể người. Ngoài ra, trong nhân mắc ca còn chứa nhiều đường bột, chất khoáng, nhiều loại vi ta min. Danh hiệu hoàng hậu của quả khô được người đời tặng cho mắc ca là vì những đặc tính quý báu đó.

Cây mắc ca được đưa vào trồng tại Việt Nam từ năm 1994. Hiện nay, tiềm năng của thị trường mắc ca rất lớn song trên toàn thế giới mới chỉ sản xuất được khoảng 12 vạn tấn/năm, trong khi nhu cầu thì cao gấp 4 - 5 lần, và giá vẫn tăng liên tục. Với giá bán khoảng 25 USD/kg nhân, mỗi hec-ta mắc ca khi định hình có thể cho thu nhập 20.000 USD/năm và càng về sau, giá trị càng cao hơn. Tuy nhiên, vùng sinh thái phù hợp để trồng cây này rất hạn hẹp, yêu cầu cao về môi trường sinh thái như nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng…

Qua trồng khảo nghiệm ở một số địa phương như: Đăk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An… cây mắc ca ghép trồng đến năm thứ 12 - 15 năng suất đạt khoảng 3 tấn hạt/ha, nhân đạt khoảng 1 tấn/ha; đến thời kỳ định hình năng suất có thể đạt tới 5 tấn hạt/ha, nhân đạt 2 tấn/ha tạo ra giá trị khoảng 20.000 USD/ha/năm, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Để mắc ca có năng suất cao, cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác trên 1,5 mét; những vùng có nhiệt độ bình quân tháng rét nhất vào mùa đông khoảng 140C là thích hợp cho sự phát triển của cây. Theo các nhà khoa học ở Việt Nam khả năng vùng thích hợp nhất cho giống cây này là vùng Tây Bắc.

Do vậy năm 2011, Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận giao cho 4.009ha trồng cây mắc ca. Để có thể đạt được hiệu quả cao, tạo đồng thuận của người dân, Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh trồng thí điểm 5,6ha tại bản Đứa, xã Quài Tở, trên đất nương bạc màu canh tác kém hiệu quả. Cho đến thời điểm hiện nay, cây mắc ca phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt gần 100%, cây có chiều cao từ 1 - 1,5m và nhất là người dân được giao trồng, chăm sóc rất phấn khởi tin tưởng.

Từ tháng 8/2012, Công ty triển khai trồng 14ha tạ 3 bản: Tà Lèng, Kê Nênh, Nà Nghè, xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, vừa để phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho người dân trên những mảnh đất bỏ hoang. Công ty dự kiến phát triển khu vực trồng này thành vườn ươm để cung cấp giống cho diện tích trồng được giao. Việc xây dựng vườn ươm tại địa bàn sẽ giảm được chi phí cây giống cho người dân từ 37 triệu đồng/ha, xuống 20 triệu đồng/ha.

Chúng tôi lên thăm khu đồi trồng mắc ca tại xã Tà Lèng, tuy mới được trồng trong vòng 3 tháng nhưng nay đã nảy chồi xanh mướt. Anh Hoàng Văn Sang, bản Kê Nênh đang cùng gia đình chăm sóc 220 cây mắc ca vui vẻ chia sẻ: Gia đình nhận trồng mắc ca rất phấn khởi vì trồng trên mảnh đất nương đã bạc màu, hàng năm thu nhập không được bao nhiêu. Trong thời gian 3 năm trong vườn mắc ca vẫn có thể trồng xen kẽ được các loại cây khác, sau 3 năm cây bắt đầu cho thu hoạch.

Cây mắc ca có nhiều triển vọng phát triển trên địa bàn giúp bà con xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang lại nhiều lợi thế kinh tế....  Tuy nhiên theo khuyến cáo của nhà khoa học nên phát triển mắc ca cách thận trọng, không ồ ạt tránh rủi ro chọn lựa giống phù hợp từng vùng đất, khí hậu.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Sông Đốc Hy Vọng Nhiều Vào Chuyến Biển Cuối Năm Ngư Dân Sông Đốc Hy Vọng Nhiều Vào Chuyến Biển Cuối Năm

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhiều phương tiện khai thác thủy sản vẫn bám biển. Dù đón Tết trên biển hay neo tàu đón Tết cùng người thân tại gia đình thì ngư dân Sông Đốc luôn hy vọng nhiều vào chuyến biển cuối năm. Nếu chuyến biển này trúng đậm, cộng thêm chi phí đánh bắt giảm, giá thủy sản khai thác được ổn định và tăng như hiện nay thì ngư dân Sông Đốc sẽ đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 trong sung túc.

13/01/2015
Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.

14/01/2015
Thời Của Bò Thịt Thời Của Bò Thịt

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

14/01/2015
Những Con Số Biết “Nói” Những Con Số Biết “Nói”

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

14/01/2015
Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

06/09/2014