Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Về Cây Mắc Ca

Triển Vọng Về Cây Mắc Ca
Ngày đăng: 28/06/2013

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Ông Phạm Duy Thành, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh, chia sẻ với chúng tôi về cây mắc ca - loại cây mà ông đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu, trước khi quyết định đưa loại cây này vào trồng trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Mắc ca là loại cây quả khô quý hiếm, bộ phận ăn được của quả mắc ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào.

Trong dầu của mắc ca có trên 87% là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesterol, có tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axit amin, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể người. Ngoài ra, trong nhân mắc ca còn chứa nhiều đường bột, chất khoáng, nhiều loại vi ta min. Danh hiệu hoàng hậu của quả khô được người đời tặng cho mắc ca là vì những đặc tính quý báu đó.

Cây mắc ca được đưa vào trồng tại Việt Nam từ năm 1994. Hiện nay, tiềm năng của thị trường mắc ca rất lớn song trên toàn thế giới mới chỉ sản xuất được khoảng 12 vạn tấn/năm, trong khi nhu cầu thì cao gấp 4 - 5 lần, và giá vẫn tăng liên tục. Với giá bán khoảng 25 USD/kg nhân, mỗi hec-ta mắc ca khi định hình có thể cho thu nhập 20.000 USD/năm và càng về sau, giá trị càng cao hơn. Tuy nhiên, vùng sinh thái phù hợp để trồng cây này rất hạn hẹp, yêu cầu cao về môi trường sinh thái như nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, thổ nhưỡng…

Qua trồng khảo nghiệm ở một số địa phương như: Đăk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An… cây mắc ca ghép trồng đến năm thứ 12 - 15 năng suất đạt khoảng 3 tấn hạt/ha, nhân đạt khoảng 1 tấn/ha; đến thời kỳ định hình năng suất có thể đạt tới 5 tấn hạt/ha, nhân đạt 2 tấn/ha tạo ra giá trị khoảng 20.000 USD/ha/năm, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Để mắc ca có năng suất cao, cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác trên 1,5 mét; những vùng có nhiệt độ bình quân tháng rét nhất vào mùa đông khoảng 140C là thích hợp cho sự phát triển của cây. Theo các nhà khoa học ở Việt Nam khả năng vùng thích hợp nhất cho giống cây này là vùng Tây Bắc.

Do vậy năm 2011, Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận giao cho 4.009ha trồng cây mắc ca. Để có thể đạt được hiệu quả cao, tạo đồng thuận của người dân, Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh trồng thí điểm 5,6ha tại bản Đứa, xã Quài Tở, trên đất nương bạc màu canh tác kém hiệu quả. Cho đến thời điểm hiện nay, cây mắc ca phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt gần 100%, cây có chiều cao từ 1 - 1,5m và nhất là người dân được giao trồng, chăm sóc rất phấn khởi tin tưởng.

Từ tháng 8/2012, Công ty triển khai trồng 14ha tạ 3 bản: Tà Lèng, Kê Nênh, Nà Nghè, xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, vừa để phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho người dân trên những mảnh đất bỏ hoang. Công ty dự kiến phát triển khu vực trồng này thành vườn ươm để cung cấp giống cho diện tích trồng được giao. Việc xây dựng vườn ươm tại địa bàn sẽ giảm được chi phí cây giống cho người dân từ 37 triệu đồng/ha, xuống 20 triệu đồng/ha.

Chúng tôi lên thăm khu đồi trồng mắc ca tại xã Tà Lèng, tuy mới được trồng trong vòng 3 tháng nhưng nay đã nảy chồi xanh mướt. Anh Hoàng Văn Sang, bản Kê Nênh đang cùng gia đình chăm sóc 220 cây mắc ca vui vẻ chia sẻ: Gia đình nhận trồng mắc ca rất phấn khởi vì trồng trên mảnh đất nương đã bạc màu, hàng năm thu nhập không được bao nhiêu. Trong thời gian 3 năm trong vườn mắc ca vẫn có thể trồng xen kẽ được các loại cây khác, sau 3 năm cây bắt đầu cho thu hoạch.

Cây mắc ca có nhiều triển vọng phát triển trên địa bàn giúp bà con xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc mang lại nhiều lợi thế kinh tế....  Tuy nhiên theo khuyến cáo của nhà khoa học nên phát triển mắc ca cách thận trọng, không ồ ạt tránh rủi ro chọn lựa giống phù hợp từng vùng đất, khí hậu.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

10/11/2012
Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

10/11/2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

12/11/2012
Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

13/11/2012