Triển vọng và thách thức

Cá rô phi có thể tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với những ưu thế này, cá rô phi được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL và cả nước.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng nuôi cá rô phi của cả nước đạt gần 152.000 tấn; trong đó, vùng ĐBSCL có khoảng 55.500 tấn.
Cũng trong năm này, sản phẩm từ cá rô phi của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 27 triệu USD với giá xuất khẩu: cá rô phi nguyên con đông lạnh khoảng 2,5USD/kg và cá rô phi phi lê đông lạnh 4,5USD/kg.
3 nước có kim ngạch nhập khẩu lớn sản phẩm cá rô phi của Việt Nam là Mỹ (trên 5,8 triệu USD), Tây Ban Nha (trên 3 triệu USD) và Colombia (trên 3 triệu USD)… Hiện nay, theo đánh giá của ngành hữu quan, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi trong và ngoài nước còn rất lớn, tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Sản phẩm chế biến từ cá rô phi đang tăng trưởng không chỉ ở thị trường Mỹ mà trên toàn thế giới.
Số liệu tổng hợp từ Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có trên 600 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp với công suất đạt khoảng 2,8 triệu tấn sản phẩm/năm.
Các cơ sở này đều có thể chuyển đổi sang chế biến cá rô phi phục vụ nội địa và xuất khẩu.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vùng ĐBSCL đã quan tâm đến việc nuôi, chế biến, xuất khẩu cá rô phi.
Điển hình như Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy sản Hoàng Long (Đồng Tháp), Công ty Cổ phần Nam Việt (An Giang) với công suất chế biến xuất khẩu đạt khoảng 25.000 tấn/năm…
Với giá bán từ 35.000 – 70.000 đồng/kg, tùy thời điểm, cá rô phi khá phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng ở ĐBSCL và cả nước.
Đó là những cơ hội tốt mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi, chế biến cá rô phi xuất khẩu.
Nhưng, việc phát triển loài thủy sản này cũng gặp không ít thách thức.
Bởi, trong ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi, Việt Nam là nước đi sau.
Theo Tổng cục Thủy sản, thị trường nhập khẩu lớn lượng cá rô phi trên thế giới đã có nhà cung cấp nên doanh nghiệp phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh, như: Trung Quốc, Indonesia…
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn: sản lượng cá rô phi ít, chưa có thương hiệu, chưa tạo được những sản phẩm đặc trưng…
Trong sản xuất, khó khăn cũng không kém! Đó là: chất lượng con giống cá rô phi chưa đáp ứng; quy mô nhỏ, thời gian nuôi dài, dịch bệnh còn xảy ra…
Đặc biệt, ở phía Nam, 70% đàn cá rô phi bố mẹ đã và đang có dấu hiệu thoái hóa, tốc độ sinh trưởng chậm; còn ở phía Bắc mới cung cấp được 30% nhu cầu nuôi…
Định hướng sản xuất, Việt Nam sẽ phát triển cá rô phi trở thành một trong những loài thủy sản nuôi chủ lực được kiểm soát, giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu để đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Việc phát triển này ưu tiên tăng giá trị hơn tăng sản lượng và sản xuất phải đảm bảo an toàn, bền vững.
Theo đó, đến năm 2020, cá rô phi của Việt Nam được nuôi theo mô hình thâm canh khoảng 20.000ha, sản lượng từ 400.000 – 500.000 tấn; nuôi bán thâm canh 10.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 – 150.000 tấn và nuôi khoảng 1 triệu m3 lồng trên hồ chứa, sông với sản lượng khoảng 60.000 – 80.000 tấn.
Đến năm 2020, giá trị xuất khẩu của con cá rô phi đem lại dự kiến đạt khoảng 150 triệu USD và tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện dự án phát triển nuôi cá rô phi chất lượng cao xuất khẩu; quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng 2030 và hoàn thành việc hướng dẫn áp dụng quy trình VietGAP cho nuôi cá rô phi thương phẩm.
Từ đó, từng bước tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng nguồn nguyên liệu và sản phẩm cá rô phi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngành chức năng cần có những quy định điều kiện vùng nuôi cá rô phi tập trung; đề ra những quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật (môi trường, dịch bệnh, an toàn thực phẩm…) đối với các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá rô phi thương phẩm.
Đồng thời, cung cấp thông tin thị trường cho người dân và doanh nghiệp để định hướng sản xuất, tiêu thụ và tháo gỡ các rào cản kỹ thuật của từng thị trường;
Đưa chương trình xúc tiến thương mại cá rô phi vào chương trình xúc tiến thương mại thủy sản hằng năm và dài hạn; tiến tới xây dựng thương hiệu cá rô phi Việt Nam…
Đặc biệt, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn, truy nguyên nguồn gốc cá rô phi nuôi để chủ động cân đối cung cầu và đảm bảo lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị…
Có như vậy, con cá rô phi của ĐBSCL và cả nước mới có những bước phát triển căn cơ và chắc chắn.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi lễ, 121 đoàn viên của Nghiệp đoàn đã được trao thẻ đoàn viên và gắn huy hiệu Công đoàn Việt Nam. Ban chấp hành Nghiệp đoàn lâm thời gồm 7 người, ông Nguyễn Hùng Hoàng được chỉ định làm chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình

Vừa qua, tại xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với UBND xã Nhữ Hán tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng cây keo tai tượng

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao, Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển. Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình

Cơn lũ đi qua, hàng trăm hộ dân ở đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi hàng chục tấn cá lồng nuôi đồng loạt đổ bệnh chết…