Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt

Triển Vọng Từ Mô Hình Tưới Nước Nhỏ Giọt
Ngày đăng: 26/05/2014

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).

Đây được xem là một trong những công nghệ có nhiều triển vọng trong việc đem lại kết quả khả quan cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Theo ông Phạm Ngọc Danh, Giám đốc Sở KH&CN thì công nghệ tưới nhỏ giọt có rất nhiều ưu điểm như lưu lượng tưới nhỏ, thời gian một lần tưới dài, chu kỳ tưới ngắn, có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng đến vùng đất quanh rễ cây...

Phương pháp tưới nhỏ giọt còn thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sử dụng rộng rãi ở mọi địa hình, thổ nhưỡng. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ không chỉ giúp cho người trồng tiết kiệm được công lao động mà còn hạn chế thất thoát cho nguồn nước tưới. Hệ thống có tuổi thọ gần 10 năm nên còn giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu...

Được biết, thiết bị tưới nước nhỏ giọt gồm có 3 bộ phận, đó là hệ thống điều khiển trung tâm; đường ống chính, đường ống nhánh, phụ kiện đầu nối và dây tưới nhỏ giọt. Trong đó, đường ống chính được chôn dưới đất từ 30-50cm, cứ cách 0,4-0,5cm là có gắn một đầu nhỏ giọt chìm bên trong dây tưới…

Thực tế cho thấy, do lượng nước được chảy theo ống đặt ngầm dưới đất, giúp ngấm dần và trực tiếp cung cấp cho bộ rễ nên cây trồng đã được hấp thụ nhiều và nhanh hơn so với cách tưới thông thường. Người dân cũng tiết kiệm được lượng phân bón cho cây trồng mà không lo bị hao hụt nhiều như cách phun hay rải phân trước đây, vì nó đã được hòa cùng với nước và bón trực tiếp cho rễ.

Ngoài ra, nước chạy ngầm và thấm dưới lòng đất còn khiến cho bề mặt vườn cây hạn chế được các loại cỏ dại, giảm công chăm sóc. Trang trại Nguyễn Ngọc Vân ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) là 1 trong 2 mô hình được lắp đặt thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt lần này. Vườn bưởi có diện tích 1 ha của trang trại đã trồng được 3 năm và năm nay bước vào vụ thu hoạch đầu tiên.

Ông Nguyễn Ngọc Vân, chủ trang trại cho biết: “Trước đây, tôi thường dùng béc lớn để tưới cho cả vườn cây ăn trái nên tốn khá nhiều chi phí; đồng thời, còn làm dẽ đất, hao nước, mà lại không ngấm được đồng đều. Được Sở KH&CN hỗ trợ công nghệ tưới mới này, gia đình rất phấn khởi.

Bởi hệ thống không chỉ được lắp đặt, vận hành đơn giản, tiện dụng, mà còn giảm độc hại đối với sức khỏe của nông dân trong quá trình phòng trừ sâu bệnh. Thời gian tới, gia đình cũng sẽ phấn đấu đầu tư lắp đặt cho toàn bộ 3 ha cây ăn trái còn lại để nâng cao năng suất cho cây trồng”…

Được biết, nguồn nước tưới hiện nay của trang trại đang được lấy từ hệ thống giếng khoan của gia đình thông qua áp lực do máy bơm cung cấp để tưới và bón phân tự động. Trong quá trình lắp đặt máy bơm tại đây, Sở KH&CN đã phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thiên Phú (TP.Hồ Chí Minh) để trực tiếp hướng dẫn về cách lắp đặt, sử dụng, bảo quản cho các hộ dân.

Theo đó, ống dẫn nước nhỏ giọt được chôn giữa hai hàng đôi của vườn bưởi có đầu nối với ống dẫn chính để lấy nước. Ống có đường kính 2cm, khi nước được đưa vào tạo thành áp suất đẩy bật trên thân ống, làm cho nước thoát ra, ngấm dần vào đất, cung cấp nước cho cây trồng.

Hệ thống này cũng đã ngăn không có đất, cát lọt và gây tắc đường ống trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các loại thuốc trừ sâu bệnh cũng được ống dẫn chính hút và hòa tan cùng với nước để tưới cho cây…

Cũng theo ông Danh thì mô hình tưới nhỏ giọt còn có thể góp phần cải tạo khí hậu, môi trường cảnh quan cho khu vườn của các gia đình trong mùa khô hanh. Vì vậy, trong thời gian tới, sau khi nhiệm vụ này hoàn thành, đơn vị sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ và mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh, giúp người dân tiết kiệm công lao động, nước tưới và phân bón; đồng thời, từng bước nâng cao năng suất cho cây trồng…


Có thể bạn quan tâm

Đổi Thay Ở Hỏa Tiến Đổi Thay Ở Hỏa Tiến

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

22/09/2014
Người Xây “Thiên Đường” Tôm Trên Cát Người Xây “Thiên Đường” Tôm Trên Cát

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

22/09/2014
Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

22/09/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

22/09/2014
Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

22/09/2014