Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ mô hình nuôi gà Re

Triển vọng từ mô hình nuôi gà Re
Ngày đăng: 29/07/2015

Cuộc “săn tìm” gà giống

Anh Phạm Văn Rạch, 39 tuổi, Chủ tịch UBND xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ) được biết đến là người táo bạo, dám nghĩ dám làm và hết lòng vì dân. Ngoài 10ha keo con phát triển xanh tốt, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động tại địa phương, anh còn sở hữu đàn gà Re giống có giá trị cao không chỉ về mặt kinh tế.

Gà Re có tên gọi chính xác là gà H’re, một đặc sản của người H’re được lai tạo từ gà rừng. Gà nhỏ con, trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg. Tuy nhiên, thịt gà Re chắc, dai, ngọt nên được nhiều người ưa thích. Đặc biệt, khi đem hấp hoặc nướng, gà Re có mùi thơm khá đặc trưng. Hấp dẫn nhất là các món gà Re nấu cháo, bỏ thêm ít hạt sen hay đậu xanh, hoặc gà nướng.

Trước đây, ở Ba Tơ tìm giống gà này không khó. Càng về sau, nhất là những năm cây keo lai có giá, người dân dần quên mất việc tiếp tục làm kinh tế với loại vật nuôi truyền thống này. Gà Re mất dần và ngày một khan hiếm. Nguyên nhân, được anh Rạch giải thích là so với gà ta bán thịt thì gà Re không sánh được về mặt trọng lượng nên nhiều người sợ nuôi không có lãi.

Tuy nhiên, họ không biết rằng, so về lợi nhuận, giá gà Re cao gấp đôi. Thời điểm này gà Re có giá 120.000 đồng/ký, còn gà ta chỉ khoảng 70.000 đồng/ký. Trong khi đó, nhu cầu người dân luôn cao vì đây là vật nuôi không thể thiếu trong các lễ, hội cũng như cúng, giỗ của người H’re. “Đó là chưa kể hiện nay nhiều chủ nhà hàng, khách sạn hay đến tìm mua gà Re để về chế biến thành các món đặc sản, đậm nét vùng cao”, anh Rạch chia sẻ.

Anh Rạch cũng là một người yêu thích ẩm thực mà đặc biệt là những món ăn truyền thống của người H’re. Trong ký ức của anh, món cháo gà Re thơm mùi gạo, ngọt mùi gà mà mẹ nấu vẫn theo anh suốt đến tận bây giờ.

Từ đây, anh Rạch bắt đầu cuộc “săn tìm” con giống. Thời gian đầu anh phải len lỏi khắp huyện đi tìm với giá hơn 200.000 đồng một con. Cuộc “săn lùng” sau đó tiếp tục được mở rộng khắp nơi. Hễ nghe đâu có gà Re là anh tìm tới. Đến năm 2002, anh tập hợp được số lượng 20 con.

Nhờ tuân thủ quy trình nuôi gà, đảm bảo con giống tốt, hiện nay, số lượng đàn gà giống tăng lên hàng trăm con. Chất lượng con giống đảm bảo. Mới đây, anh xuất chuồng bán được hơn 100 con, thu về trên 20 triệu đồng.

Hộ nghèo, ít vốn… vẫn nuôi được

Ở Ba Vinh, người dân chủ yếu trồng keo, thời gian nhàn rỗi nhiều trong khi đất sản xuất ít. Với cương vị là chủ tịch xã, anh suy nghĩ phải làm thế nào để xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế mới, phù hợp để người dân có thể học tập làm theo. “Tại sao không gắn liền xóa đói giảm nghèo với chính những cây trồng, vật nuôi truyền thống tại địa phương?”, anh Rạch trăn trở.

Suy nghĩ ấy khiến anh không dừng lại ở mục đích ban đầu là nuôi bảo tồn, làm kinh tế cho cá nhân mình, mà nghĩ ngay đến việc tiếp tục nhân con giống cho người dân địa phương. “Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cách thức nuôi và để lại con giống cho những hộ gia đình có ý định nuôi”, anh Rạch bộc bạch.

Hiện nay, anh Rạch cũng đang lựa chọn những con giống chất lượng để nhân giống, mở rộng quy mô.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Re không khó nhưng để có một chú giống ưng ý thì không dễ. Theo anh, đầu tiên phải chọn vài cặp gà giống trống và mái cho chúng sinh sản. Sau đó lại tiếp tục chọn ra những chú gà Re con đẹp để làm giống. Cứ thế, sau nhiều thế hệ mới chọn được cặp gà ưng ý nhất.

Thức ăn cho gà Re chủ yếu là thóc, bắp, gạo. Nếu có điều kiện thì bổ sung thêm mấy con giun đất. Để phòng bệnh cho gà Re, anh Rạch luôn “thủ” trong nhà những loại vắc xin đặc biệt để tiêm và thường xuyên dọn dẹp chuồng trại thông thoáng.

Anh Phạm Văn Rỏi, 40 tuổi (xã Ba Vinh), cho biết: “Lúc đầu, anh Rạch có ý rủ tôi cùng nuôi nhưng tôi còn do dự. Hiện nay, khi thấy anh Rạch triển khai mô hình, bước đầu đem lại kết quả, tôi đang đặt anh với số lượng lớn về nuôi với mong muốn thoát nghèo”.

“Có thể nói, từ thành công mô hình nuôi gà truyền thống của người H’re được anh Rạch thử nghiệm đã mở ra triển vọng mới đầy hứa hẹn trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn. Mô hình này càng thích hợp cho hộ nghèo ít vốn có nhu cầu về chăn nuôi. Còn nếu mở rộng quy mô, đầu ra ổn định thì lợi nhuận thu về sẽ cao hơn nuôi gà ta rất nhiều. Đây, có thể xem là hướng đi mới giúp người nông dân từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Phạm Quang Long - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Tơ nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp FDI Vẫn Là Điểm Sáng Trong Xuất Khẩu Của Việt Nam Doanh Nghiệp FDI Vẫn Là Điểm Sáng Trong Xuất Khẩu Của Việt Nam

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung. KNXK nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 17,6% so với cùng kỳ, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng 12,7% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 3,5%.

04/06/2014
Toàn Tỉnh Thiệt Hại Gần 100 Tỷ Đồng Do Nắng Nóng Toàn Tỉnh Thiệt Hại Gần 100 Tỷ Đồng Do Nắng Nóng

Vụ Xuân năm nay được triển khai trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong tháng 5, thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí thấp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính.

26/06/2014
Sản Xuất Nông Thủy Sản Phục Hồi Lo Thị Trường Tiêu Thụ Co Hẹp! Sản Xuất Nông Thủy Sản Phục Hồi Lo Thị Trường Tiêu Thụ Co Hẹp!

Chiều 3-6, Bộ Công thương cùng Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản. Vấn đề tìm đầu ra cho xuất khẩu trở nên nóng bỏng hơn khi mà sản xuất trong nước đang có những phục hồi nhất định.

04/06/2014
Thanh Thủy Mở Rộng Diện Tích Trồng Táo Thanh Thủy Mở Rộng Diện Tích Trồng Táo

Cùng với việc làm giầu từ phát triển chăn nuôi nhím, thỏ, ong... nhiều năm gần đây người dân ở huyện Thanh Thủy còn làm giầu từ cây táo, loại cây dễ trồng, đầu tư, chăm sóc ít mà hiệu quả kinh tế lại rất cao.

04/06/2014
Ồ Ạt Trồng, Thanh Long Rớt Giá Thảm Ồ Ạt Trồng, Thanh Long Rớt Giá Thảm

Giá bán thanh long ruột đỏ tại Đồng Nai hiện chỉ còn 8-10 ngàn đồng/kg, còn thanh long ruột trắng được đổ đống bên đường bán với giá 3.000 đồng/kg.

26/06/2014