Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Dông Ở Thôn Hòa Thủy (Ninh Thuận)

Người dân thôn Hòa Thủy (xã Phước Hải, Ninh Phước - Ninh Thuận) đang tận dụng lợi thế vùng đất cát rộng để nuôi dông. Đây là một hướng đi khả quan, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Ông Trịnh Ngọc Lân, ở thôn Hòa Thủy chia sẻ: Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài thì phải làm móng lấp bạt sâu 0,5 m và xây tường cao 1,2 m để tránh dông bò ra. Nuôi dông chỉ cần đầu tư một lần đầu về chuồng trại và con giống là có thể thu hoạch được nhiều năm.
Thức ăn của dông từ các loại rau, củ, quả, nhất là rau muống... những thứ này ở địa phương có sẵn. Đây loài vật dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh. Tỷ lệ tự sinh sản thành công đạt trên 80%, thời gian sinh trưởng từ 5-7 tháng, trọng lượng dông đạt từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Hiện gia đình ông Lân nuôi trên 3.000 con dông, mỗi năm ông thu trên 1 tạ dông giống và 90 kg dông thịt. Với giá bán từ 350.000-400.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông có lãi khoảng 40 triệu đồng/năm. Hiện nay, dông đã bán ở các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu được khách hàng tín nhiệm.
Ngoài gia đình ông Lân, ở thôn Hòa Thủy còn có khoảng hơn 20 hộ khác cũng đang phát triển mô hình nuôi dông trên cát, bước đầu đã cho hiệu quả cao như: ông Hà Văn Mệnh, Trần Phán…
Ông Đào Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hải cho biết: Mô hình nuôi dông bước đầu đem lại kinh tế cho các hộ nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian tới xã sẽ thành lập Tổ nuôi dông theo hướng tập trung, đồng thời phối hợp với các ngành để tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thanh long đang chín đỏ trên cây ơ hờ. Các vườn đã thu hoạch xong thì sạch nhưng xung quanh, nơi đường đi, bờ đất nhấp nhô, bờ mương, bãi đất bỏ hoang ở phía xa… đều thấp thoáng màu đỏ của thanh long chín đổ từng đống, vung vãi lớp cũ, lớp mới.

Vụ nuôi tôm năm 2014 toàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) có 55 ha diện tích nuôi tôm, chủ yếu ở các phường Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương với số lượng hơn 21 triệu con tôm giống.

Theo Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam bộ, thời gian qua, tình trạng các bè cá đóng trái phép trên tuyến luồng hàng hải sông Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này tập trung nhiều ở khu vực từ phao báo hiệu hàng hải số 18 đến khu vực phao báo hiệu hàng hải số 20.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang tiếp tục hoàn thành các hạng mục của Dự án trang trại 1.600 con bò sữa tại xã Tu Tra, Đơn Dương (Lâm Đồng), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2015. Với tổng diện tích hơn 49,3ha, trang trại được quy hoạch trồng cỏ trên 40ha; còn lại gồm diện tích đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất nông nghiệp khác.

Được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, hồ tiêu đang dần chinh phục ngưỡng kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, để hạt tiêu nhỏ bé ngày càng tăng kim ngạch xuất khẩu thì rất cần một chiến lược dài hạn nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng này.