Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Dông Ở Thôn Hòa Thủy (Ninh Thuận)

Người dân thôn Hòa Thủy (xã Phước Hải, Ninh Phước - Ninh Thuận) đang tận dụng lợi thế vùng đất cát rộng để nuôi dông. Đây là một hướng đi khả quan, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Ông Trịnh Ngọc Lân, ở thôn Hòa Thủy chia sẻ: Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài thì phải làm móng lấp bạt sâu 0,5 m và xây tường cao 1,2 m để tránh dông bò ra. Nuôi dông chỉ cần đầu tư một lần đầu về chuồng trại và con giống là có thể thu hoạch được nhiều năm.
Thức ăn của dông từ các loại rau, củ, quả, nhất là rau muống... những thứ này ở địa phương có sẵn. Đây loài vật dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh. Tỷ lệ tự sinh sản thành công đạt trên 80%, thời gian sinh trưởng từ 5-7 tháng, trọng lượng dông đạt từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Hiện gia đình ông Lân nuôi trên 3.000 con dông, mỗi năm ông thu trên 1 tạ dông giống và 90 kg dông thịt. Với giá bán từ 350.000-400.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông có lãi khoảng 40 triệu đồng/năm. Hiện nay, dông đã bán ở các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu được khách hàng tín nhiệm.
Ngoài gia đình ông Lân, ở thôn Hòa Thủy còn có khoảng hơn 20 hộ khác cũng đang phát triển mô hình nuôi dông trên cát, bước đầu đã cho hiệu quả cao như: ông Hà Văn Mệnh, Trần Phán…
Ông Đào Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hải cho biết: Mô hình nuôi dông bước đầu đem lại kinh tế cho các hộ nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian tới xã sẽ thành lập Tổ nuôi dông theo hướng tập trung, đồng thời phối hợp với các ngành để tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...