Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Ở tuổi “gần thất thập”, nhưng ông Nguyễn Diệu vẫn say mê, cần cù bên mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp, với nhiều loại cá khác nhau. Những ngày này, gia đình ông Diệu đang khẩn trương thu hoạch các loại cá, phục vụ thị trường dịp đầu năm. Qua chuyện trò mới biết, ông chính là “lão nông lâu năm” gắn với việc nuôi cá nước ngọt trên địa bàn xã Đức Hạnh. “Hiện mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp được thực hiện trên diện tích gần 1 ha diện tích mặt nước, với 5 ao thả nuôi. Trên diện tích các ao, phân ra thành từng ao nhỏ vừa phải, thả nuôi nhiều loại cá khác nhau như: cá mè, cá trắm cỏ, cá tai tượng, cá rô phi, cá tra… Với cách làm này tôi đã chủ động trong quá trình thả nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, cá thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như môi trường nước, nên dễ phát triển”, ông Nguyễn Diệu cho biết.
Theo ông Diệu, bình quân 1 năm thả nuôi 2 lứa cá nước ngọt, bằng cách nuôi này ông đã phân thời gian chăm sóc, cho ăn và thu hoạch cá hợp lý từng thời điểm. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn tự tạo, ông đã tiết kiệm được một khoản chi phí. Cá lại nhanh lớn, ít khi bị bệnh, giúp ông yên tâm phát triển nghề nuôi của mình.
Đặc biệt thời gian gần đây, ông Diệu áp dụng đưa con cá tra vào nuôi thử nghiệm trên diện tích hơn 100 m2. Đây là lứa nuôi thứ hai được ông thực hiện. Lần thả nuôi cá tra đầu tiên cách đây chưa đầy một năm, ông thả nuôi 1.500 con giống, khi thu hoạch lãi hơn 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả, lứa nuôi này ông thả 1.700 con cá tra giống, hiện được hơn 5 tháng tuổi, trọng lượng mỗi con đạt trên 1 kg. Hiện ông đang xuất bán thương phẩm. Với giá từ 22.000 đồng/kg trở lên, ông tin chắc mình sẽ lãi hơn 20 triệu đồng. Từ khi đưa con cá tra vào nuôi, ông đã có bước chuyển biến mới từ mô hình của mình.
Cách làm của ông Diệu khiến nhiều người phải thán phục. Bằng nguồn vốn tự có, ông tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chọn giống và kỹ thuật nuôi cá sao cho hiệu quả, lại tiết kiệm chi phí một cách thấp nhất. “Hiện nay, việc phát triển kinh tế bằng các mô hình chăn nuôi mới luôn được chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ để các hộ nông dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Và mô hình kinh tế tổng hợp của ông Diệu là khá hay, tạo nguồn thu ổn định, ít rủi ro”. Ông Nguyễn Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.

Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.