Triển Vọng Sản Xuất Muối Thượng Hạng

Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Bách khoa Hà nội về cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng đã mở ra những hi vọng mới cho ngành sản xuất muối Việt Nam.
Để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về dây chuyền chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng có thể cho ra sản phẩm với hàm lượng NaCl trên 98%, đủ cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, thay thế hoàn toàn lượng muối thượng hạng phải nhập khẩu hàng năm.
Theo TS. Hoàng Sinh Trường, Chủ nhiệm đề án “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, để chế biến ra muối thượng hạng, muối đen sau khi sản xuất sẽ trải qua khâu rửa muối, nhằm bỏ những tạp chất tan và không tan trong muối làm cho thành phần NaCl tăng lên. Tùy theo yêu cầu của muối thành phẩm mà các công đoạn trong quy trình rửa sẽ được điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. Trong quá trình xử lý muối, còn có thể thu hồi thêm sản phẩm MgCO3 cung cấp cho ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm bùn đặc để cung cấp cho các trung tâm massage tắm bùn khoáng.
Cũng theo TS. Hoàng Sinh Trường, công suất của mô hình chế biến từ muối thô thành muối tinh sạch là 10 tấn/ngày. Chi phí về thiết bị cho toàn bộ mô hình vào khoảng 100 triệu đồng. Trong khi giữa giá muối sạch và muối không sạch chênh lệch nhau rất lớn nênviệc khấu hao cho thiết bị cũng chỉ từ một đến hai năm.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ruộng làm muối ở nước ta khoảng 15.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 840.000 tấn/năm, lượng muối hàng năm của nước ta còn tồn kho vào khoảng 200.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp lại thiếu, mỗi năm phải nhập khẩu từ 200.000 - 300.000 tấn, một trong những nguyên nhân là do chất lượng muối không đạt tiêu chuẩn. Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.200ha ruộng làm muối, sản lượng hàng năm khoảng 87.000 tấn. Hầu như năm nào bà con diêm dân cũng bị tồn đọng muối do chất lượng muối kém, giá thu mua thấp nên rất khó tiêu thụ.
Vì vậy nếu cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng được triển khai đồng loạt tới các hộ diêm dân thì sẽ là hướng đi mới đầy triển vọng, góp phần nâng cao chất lượng muối, đáp ứng nhu cầu muối sạch cho ngành công nghiệp và cải thiện thu nhập của diêm dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cá tra đã thay thế cá ngừ đóng hộp trở thành loài cá được ưa chuộng nhất tại Hà Lan. Theo Ban Tiếp thị Thủy sản Hà Lan, năm 2011 nước này tiêu thụ 5.500 tấn cá tra NK từ Việt Nam, tăng so với 4.600 tấn năm 2010.

Ngắm toàn cảnh khu trang trại nuôi tôm hiện đại, bề thế rộng hàng chục ha nơi cửa biển vùng biên ải Móng Cái, nhiều người không khỏi thán phục tâm huyết, công sức của người chủ nhân.

Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.

Beta Agonist là chất dùng để tăng trọng, kích nạc cho thịt lợn, nhưng có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng. Vì thế, Beta Agonist đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 10 năm. Thế nên, việc một lượng lớn thịt lợn chứa chất tạo nạc Beta Agonist vừa bị phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trên thị trường miền Bắc, lượng thịt tiêu thụ đã giảm đi đáng kể chỉ trong vòng 1 tuần qua.