Triển Vọng Sản Xuất Muối Thượng Hạng

Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Bách khoa Hà nội về cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng đã mở ra những hi vọng mới cho ngành sản xuất muối Việt Nam.
Để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về dây chuyền chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng có thể cho ra sản phẩm với hàm lượng NaCl trên 98%, đủ cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, thay thế hoàn toàn lượng muối thượng hạng phải nhập khẩu hàng năm.
Theo TS. Hoàng Sinh Trường, Chủ nhiệm đề án “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, để chế biến ra muối thượng hạng, muối đen sau khi sản xuất sẽ trải qua khâu rửa muối, nhằm bỏ những tạp chất tan và không tan trong muối làm cho thành phần NaCl tăng lên. Tùy theo yêu cầu của muối thành phẩm mà các công đoạn trong quy trình rửa sẽ được điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. Trong quá trình xử lý muối, còn có thể thu hồi thêm sản phẩm MgCO3 cung cấp cho ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm bùn đặc để cung cấp cho các trung tâm massage tắm bùn khoáng.
Cũng theo TS. Hoàng Sinh Trường, công suất của mô hình chế biến từ muối thô thành muối tinh sạch là 10 tấn/ngày. Chi phí về thiết bị cho toàn bộ mô hình vào khoảng 100 triệu đồng. Trong khi giữa giá muối sạch và muối không sạch chênh lệch nhau rất lớn nênviệc khấu hao cho thiết bị cũng chỉ từ một đến hai năm.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ruộng làm muối ở nước ta khoảng 15.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 840.000 tấn/năm, lượng muối hàng năm của nước ta còn tồn kho vào khoảng 200.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp lại thiếu, mỗi năm phải nhập khẩu từ 200.000 - 300.000 tấn, một trong những nguyên nhân là do chất lượng muối không đạt tiêu chuẩn. Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.200ha ruộng làm muối, sản lượng hàng năm khoảng 87.000 tấn. Hầu như năm nào bà con diêm dân cũng bị tồn đọng muối do chất lượng muối kém, giá thu mua thấp nên rất khó tiêu thụ.
Vì vậy nếu cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng được triển khai đồng loạt tới các hộ diêm dân thì sẽ là hướng đi mới đầy triển vọng, góp phần nâng cao chất lượng muối, đáp ứng nhu cầu muối sạch cho ngành công nghiệp và cải thiện thu nhập của diêm dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đạt năng suất cao, nâng cao giá trị thu nhập ở vụ đông 2014, nhiều bà con nông dân Hà Nội đã lựa chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây trồng.

63 nông dân tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh và thành phố là những gương nông dân điển hình về vượt khó khăn vươn lên làm giàu, có những sáng tạo về mô hình sản xuất và biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp… đã được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là tuyên truyền, vận động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân (ND), Hội ND các cấp phải coi việc nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình ND là hoạt động thường xuyên, liên tục.

Nhờ chí thú và ham học hỏi trong chăn nuôi bò, chỉ sau 2 năm gia đình anh Phạm Dũng, thôn Bến Đền Tây, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã thoát nghèo.

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.