Triển Vọng Sản Xuất Muối Thượng Hạng

Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Bách khoa Hà nội về cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng đã mở ra những hi vọng mới cho ngành sản xuất muối Việt Nam.
Để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về dây chuyền chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng có thể cho ra sản phẩm với hàm lượng NaCl trên 98%, đủ cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, thay thế hoàn toàn lượng muối thượng hạng phải nhập khẩu hàng năm.
Theo TS. Hoàng Sinh Trường, Chủ nhiệm đề án “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, để chế biến ra muối thượng hạng, muối đen sau khi sản xuất sẽ trải qua khâu rửa muối, nhằm bỏ những tạp chất tan và không tan trong muối làm cho thành phần NaCl tăng lên. Tùy theo yêu cầu của muối thành phẩm mà các công đoạn trong quy trình rửa sẽ được điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. Trong quá trình xử lý muối, còn có thể thu hồi thêm sản phẩm MgCO3 cung cấp cho ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm bùn đặc để cung cấp cho các trung tâm massage tắm bùn khoáng.
Cũng theo TS. Hoàng Sinh Trường, công suất của mô hình chế biến từ muối thô thành muối tinh sạch là 10 tấn/ngày. Chi phí về thiết bị cho toàn bộ mô hình vào khoảng 100 triệu đồng. Trong khi giữa giá muối sạch và muối không sạch chênh lệch nhau rất lớn nênviệc khấu hao cho thiết bị cũng chỉ từ một đến hai năm.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích ruộng làm muối ở nước ta khoảng 15.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 840.000 tấn/năm, lượng muối hàng năm của nước ta còn tồn kho vào khoảng 200.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp lại thiếu, mỗi năm phải nhập khẩu từ 200.000 - 300.000 tấn, một trong những nguyên nhân là do chất lượng muối không đạt tiêu chuẩn. Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.200ha ruộng làm muối, sản lượng hàng năm khoảng 87.000 tấn. Hầu như năm nào bà con diêm dân cũng bị tồn đọng muối do chất lượng muối kém, giá thu mua thấp nên rất khó tiêu thụ.
Vì vậy nếu cách chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng được triển khai đồng loạt tới các hộ diêm dân thì sẽ là hướng đi mới đầy triển vọng, góp phần nâng cao chất lượng muối, đáp ứng nhu cầu muối sạch cho ngành công nghiệp và cải thiện thu nhập của diêm dân.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trứng vịt tươi có giá từ 22.000-24.000 đ/chục, tăng 7.000 đ/chục so với 2 tháng trước. Giá hột vịt lộn từ nửa tháng trước có lúc tụt giá chỉ còn 21.000 đ/chục, nay đã tăng lên từ 26.000-30.000 đ/chục. Giá trứng gà công nghiệp tăng 2.000 đ/chục lên 20.000 đ/chục, trứng gà ta 26.000đ/chục, tăng 6.000 đ/chục.

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.