Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bậc Cao

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.
Tên gọi nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” do người dân địa phương đặt ra dành riêng cho mô hình nuôi tôm của ông Lưu Xuân Mộc, vì cách nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông có nhiều điểm mới.
Cách cải tạo vuông tôm của ông Lưu Xuân Mộc như cách nuôi truyền thống, tức là không ủi đầm mà đào mương như cách nuôi quảng canh cải tiến. Điểm khác là tất cả bờ bao vuông tôm, ông đều dùng tấm cao su tấn xung quanh không cho mọi rò rỉ, giữ được mức nước trên mặt vuông ổn định 0,7 m, dưới mương 1,6 m.
Mật độ thả tôm giống từ 7 đến 10 con/m2, cao hơn mật độ nuôi quảng canh cải tiến thông thường. Sau khi tôm được nuôi gần 2 tháng, ông dùng quạt tạo ô-xy như cách nuôi công nghiệp.
Với cách làm đặc biệt này mà trong 5 năm qua (từ khi bắt đầu nuôi tôm đến nay), vuông tôm của ông đều cho thu hoạch khá. Trong năm qua, ông thu hoạch trên 1,1 tỷ đồng trong một vụ nuôi tôm với diện tích 2 ha, trừ chi phí ông còn lãi trên 450 triệu đồng, năng suất bình quân 6 tấn/ha.
Riêng trong năm 2011, ông thu hoạch tôm năng suất đạt 7,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với tôm nuôi công nghiệp. Vì có một số cải tiến trong cách nuôi mà từ trước đến nay ông chưa thất bại vụ nào.
Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Hoà Tân, cho biết: “UBND xã đã chỉ đạo nhân rộng mô hình của ông Lưu Xuân Mộc trong toàn xã. UBND xã mời trưởng ấp, cũng như hội nông dân các ấp đến để tham quan mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến học hỏi, sau đó về triển khai lại cho bà con nông dân để thực hiện trong thời gian tới”
Trong năm 2013 này, ông Mộc thả nuôi tôm với diện tích 5 ha theo hình thức quảng canh cải tiến. Trong đó, có 2 ha tôm nuôi trên 3 tháng, đạt khoảng 70 con/m2 đang phát triển tốt, hứa hẹn vụ nuôi này chắc chắn sẽ thành công.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” của ông Lưu Xuân Mộc nguồn đầu tư ít, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều nông dân có đất nhưng vốn ít. Đây là mô hình cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.