Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Mục tiêu của dự án là phát triển nghề nuôi hàu, nghêu của huyện Kim Sơn được bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời, vùng nuôi nghêu tại Kim Sơn được đề nghị công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU năm 2015.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2014, đến nay, đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi hàu bằng giàn treo và 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm. Cùng với đó, hỗ trợ triển khai 3 mô hình nuôi hàu bằng giàn treo cho gia đình anh Trần Văn Nghĩa, xã Cồn Thoi, quy mô 3 giàn; anh Nguyễn Văn Quang, xã Kim Đông, quy mô 2 giàn; anh Trịnh Văn Chính, xã Kim Trung quy mô 1 giàn; diện tích mỗi giàn là 20 m2.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thấy giống hàu ngoài tự nhiên có nhiều, môi trường sống phù hợp, hàu phát triển tốt, thu được 6,2 tấn hàu thương phẩm, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Vụ nuôi năm nay, ngoài 6 giàn treo được dự án hỗ trợ, các hộ nuôi đã tự mở rộng thêm 19 giàn treo khác.
Theo ông Hoàng Văn Thám, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, kết quả của dự án cơ bản đạt, hiệu suất cao, có tính bền vững, tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được quy trình nuôi hàu giàn treo cụ thể.
Đồng thời, ông cũng quan ngại về vấn đề chất thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp chảy trực tiếp xuống bãi nuôi hàu, nghêu thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng, khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu vào EU.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…

Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.

Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.