Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Mục tiêu của dự án là phát triển nghề nuôi hàu, nghêu của huyện Kim Sơn được bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời, vùng nuôi nghêu tại Kim Sơn được đề nghị công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU năm 2015.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2014, đến nay, đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi hàu bằng giàn treo và 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm. Cùng với đó, hỗ trợ triển khai 3 mô hình nuôi hàu bằng giàn treo cho gia đình anh Trần Văn Nghĩa, xã Cồn Thoi, quy mô 3 giàn; anh Nguyễn Văn Quang, xã Kim Đông, quy mô 2 giàn; anh Trịnh Văn Chính, xã Kim Trung quy mô 1 giàn; diện tích mỗi giàn là 20 m2.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thấy giống hàu ngoài tự nhiên có nhiều, môi trường sống phù hợp, hàu phát triển tốt, thu được 6,2 tấn hàu thương phẩm, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Vụ nuôi năm nay, ngoài 6 giàn treo được dự án hỗ trợ, các hộ nuôi đã tự mở rộng thêm 19 giàn treo khác.
Theo ông Hoàng Văn Thám, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, kết quả của dự án cơ bản đạt, hiệu suất cao, có tính bền vững, tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được quy trình nuôi hàu giàn treo cụ thể.
Đồng thời, ông cũng quan ngại về vấn đề chất thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp chảy trực tiếp xuống bãi nuôi hàu, nghêu thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng, khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu vào EU.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi bò sữa TPHCM đang chuyển những bước căn bản như ứng dụng công nghệ cao trong việc lựa chọn giới tính, quản lý, khắc phục những khiếm khuyết trong quá trình chăm sóc với mục tiêu nâng chất thay vì chỉ theo số lượng và là nơi cung cấp đàn bò sữa giống cho các tỉnh, giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch bệnh, giá bán dưới giá thành sản xuất đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và các vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn nhiều hạn chế…

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.