Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Mục tiêu của dự án là phát triển nghề nuôi hàu, nghêu của huyện Kim Sơn được bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời, vùng nuôi nghêu tại Kim Sơn được đề nghị công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU năm 2015.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2014, đến nay, đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi hàu bằng giàn treo và 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm. Cùng với đó, hỗ trợ triển khai 3 mô hình nuôi hàu bằng giàn treo cho gia đình anh Trần Văn Nghĩa, xã Cồn Thoi, quy mô 3 giàn; anh Nguyễn Văn Quang, xã Kim Đông, quy mô 2 giàn; anh Trịnh Văn Chính, xã Kim Trung quy mô 1 giàn; diện tích mỗi giàn là 20 m2.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thấy giống hàu ngoài tự nhiên có nhiều, môi trường sống phù hợp, hàu phát triển tốt, thu được 6,2 tấn hàu thương phẩm, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Vụ nuôi năm nay, ngoài 6 giàn treo được dự án hỗ trợ, các hộ nuôi đã tự mở rộng thêm 19 giàn treo khác.
Theo ông Hoàng Văn Thám, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, kết quả của dự án cơ bản đạt, hiệu suất cao, có tính bền vững, tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được quy trình nuôi hàu giàn treo cụ thể.
Đồng thời, ông cũng quan ngại về vấn đề chất thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp chảy trực tiếp xuống bãi nuôi hàu, nghêu thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng, khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu vào EU.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.

Hiện đang mùa mưa bão, không phải là thời điểm thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi nên chắc chắn sản lượng sẽ tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ khẳng định: “Không chỉ mất mùa mà giá cá cũng thấp khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh thua lỗ; một số phương tiện nằm bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Hoạt động khai thác khơi xa ngày càng gặp nhiều khó khăn”.

Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.