Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Mục tiêu của dự án là phát triển nghề nuôi hàu, nghêu của huyện Kim Sơn được bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời, vùng nuôi nghêu tại Kim Sơn được đề nghị công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU năm 2015.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2014, đến nay, đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi hàu bằng giàn treo và 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm. Cùng với đó, hỗ trợ triển khai 3 mô hình nuôi hàu bằng giàn treo cho gia đình anh Trần Văn Nghĩa, xã Cồn Thoi, quy mô 3 giàn; anh Nguyễn Văn Quang, xã Kim Đông, quy mô 2 giàn; anh Trịnh Văn Chính, xã Kim Trung quy mô 1 giàn; diện tích mỗi giàn là 20 m2.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thấy giống hàu ngoài tự nhiên có nhiều, môi trường sống phù hợp, hàu phát triển tốt, thu được 6,2 tấn hàu thương phẩm, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Vụ nuôi năm nay, ngoài 6 giàn treo được dự án hỗ trợ, các hộ nuôi đã tự mở rộng thêm 19 giàn treo khác.
Theo ông Hoàng Văn Thám, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, kết quả của dự án cơ bản đạt, hiệu suất cao, có tính bền vững, tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được quy trình nuôi hàu giàn treo cụ thể.
Đồng thời, ông cũng quan ngại về vấn đề chất thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp chảy trực tiếp xuống bãi nuôi hàu, nghêu thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng, khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu vào EU.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều nhưng hiện các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

Đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã xuống giống 5.100ha lúa vụ mùa (vụ 10-12), cây lúa đang trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi. Hiện nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa.

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ vừa thanh tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại địa bàn huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Tân Sơn và Yên Lập. Qua kiểm tra và phân tích các mẫu chè búp tươi đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện tại 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.

Tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, với tổng vốn đầu tư 4.058 tỷ đồng. Vốn ngân sách chiếm khoảng 10%, còn lại của doanh nghiệp, nhân dân và nguồn khác.