Triển vọng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Kim Sơn

Mục tiêu của dự án là phát triển nghề nuôi hàu, nghêu của huyện Kim Sơn được bền vững, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ rừng ngập mặn. Đồng thời, vùng nuôi nghêu tại Kim Sơn được đề nghị công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU năm 2015.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2014, đến nay, đã tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi hàu bằng giàn treo và 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi nghêu thương phẩm. Cùng với đó, hỗ trợ triển khai 3 mô hình nuôi hàu bằng giàn treo cho gia đình anh Trần Văn Nghĩa, xã Cồn Thoi, quy mô 3 giàn; anh Nguyễn Văn Quang, xã Kim Đông, quy mô 2 giàn; anh Trịnh Văn Chính, xã Kim Trung quy mô 1 giàn; diện tích mỗi giàn là 20 m2.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thấy giống hàu ngoài tự nhiên có nhiều, môi trường sống phù hợp, hàu phát triển tốt, thu được 6,2 tấn hàu thương phẩm, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Vụ nuôi năm nay, ngoài 6 giàn treo được dự án hỗ trợ, các hộ nuôi đã tự mở rộng thêm 19 giàn treo khác.
Theo ông Hoàng Văn Thám, đại diện tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, kết quả của dự án cơ bản đạt, hiệu suất cao, có tính bền vững, tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được quy trình nuôi hàu giàn treo cụ thể.
Đồng thời, ông cũng quan ngại về vấn đề chất thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp chảy trực tiếp xuống bãi nuôi hàu, nghêu thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng, khó có thể đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu vào EU.
Có thể bạn quan tâm

Ngành xuất khẩu gạo liên tiếp đón nhận 2 tin không vui: Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch và Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả xuất khẩu tháng 7-2014 đạt 615.844 tấn, trị giá FOB 264,607 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 429,67 USD/tấn. So với tháng 6, số lượng giảm 8,09%, trị giá giảm 6,75%, giá bình quân tăng 6,15 USD/tấn.

Các nhà xuất khẩu gạo Thái đang tràn trề tự tin với việc có thể giành được hợp đồng nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng 25% tấm của Philippines dự định đấu thầu vào 27/8 tới đây.

Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.

Trước thông tin Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và nhận được thông tin, phía Trung Quốc không ban hành văn bản nào liên quan đến vấn đề này.