Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".
Dự án thực hiện trong 2 năm (2013 - 2014) với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Dự án được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.
Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15 cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30 g/con; mật độ thả 1 con/m2. Sau 2 tháng thả giống, đến nay tỷ lệ sống đạt trên 95%; trọng lượng trung bình đạt 53,3 gam/con, cá lăng chấm bước đầu phát triển tốt, không mắc dịch bệnh.
Ông Bạc Cầm Khuyên, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về đối tượng nuôi.
Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn. Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1 - 1,5 kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg.
Dự án thành công sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân, nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi vừa tạo việc làm, mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trước sự việc một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vaccine H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết và kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus H5N1, Cục Thú y cho biết, nhánh virus 2.3.2.1 đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh.

Đến sinh sống, học hành và làm việc trên vùng đất Lâm Đồng từ năm 1971, tôi đã ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt không biết bao nhiêu lần mà kể. Thế mà cứ mỗi lần đến Km 178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố), tôi chỉ nghe tiếng máy xập xình từ Mỏ Đá xen lẫn khói bụi.

Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ… đang khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Khi các vườn điều chín rộ thì giá hạt điều xuống từng ngày và hiện chỉ còn 21,7 ngàn đồng/kg ở 2 xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), ở khu vực khác còn 19,5 ngàn đồng/kg. Dự báo được mùa, những “ông lớn” ngành điều đang âm thầm đóng cửa kho không “ăn hàng” để ép nông dân và kéo giá điều tươi xuống!

Nhờ tích cực các biện pháp chăm sóc nên các loại cây trồng cạn sinh trưởng, phát triển khá tốt; nhiều diện tích rau màu đã cho thu hoạch với sản lượng đạt cao, tạo thu nhập khá cho bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh.