Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao

Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao
Ngày đăng: 13/01/2014

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".

Dự án thực hiện trong 2 năm (2013 - 2014) với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Dự án được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.

Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15 cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30 g/con; mật độ thả 1 con/m2. Sau 2 tháng thả giống, đến nay tỷ lệ sống đạt trên 95%; trọng lượng trung bình đạt 53,3 gam/con, cá lăng chấm bước đầu phát triển tốt, không mắc dịch bệnh.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về đối tượng nuôi.

Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn. Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1 - 1,5 kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg.

Dự án thành công sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân, nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi vừa tạo việc làm, mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

“Vua” Vịt Bầu Nuôi Vịt Trời “Vua” Vịt Bầu Nuôi Vịt Trời

Từ nuôi vịt bầu ông sắm được xe gắn máy sớm nhất huyện, rồi tới xe hơi ông tiếp tục “đánh cược” với vịt trời và bầy vịt trời đang mang lại cho ông những “hướng bay” mới. Ông được mệnh danh là “vua” vịt bầu ở đất của cây quế, huyện Quế Phong (Nghệ An). “Vua” vịt này có tên Thái Văn Diệu, hiện ở bản Đan, xã Tiền Phong.

17/04/2014
Chăn Nuôi Trâu, Bò Cần Lối Đi Bền Vững Chăn Nuôi Trâu, Bò Cần Lối Đi Bền Vững

Từ lâu, người dân ở các vùng An Ninh, Vạn Ninh... thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn quen chăn nuôi trâu, bò theo lối chăn thả, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.

17/04/2014
Bò Thiếu Thức Ăn, Người Nuôi Lo Lắng Bò Thiếu Thức Ăn, Người Nuôi Lo Lắng

Thói quen chăn nuôi bò đàn thả rông trong khi nắng hạn kéo dài đã khiến người nuôi bò ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày càng lo lắng vì bò thiếu thức ăn.

17/04/2014
Người Chăn Nuôi Chật Vật Tái Đàn Người Chăn Nuôi Chật Vật Tái Đàn

Hiện giờ, giá bán gia súc gia cầm (GSGC) đang tăng mạnh, nhưng người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi lại khó tái đàn vì thiếu vốn lẫn con giống...

17/04/2014
Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Lợn

Anh Nguyễn Văn Phúc, thôn Trại Dọc, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) được mọi người biết đến là một người sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện anh đang là chủ của một trang trại chăn nuôi với tổng doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

17/04/2014