Triển Vọng Nghề Trồng Nấm Ở Tiên Du

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.
Ngay sau khi lớp dạy nghề trồng nấm do hội Nông dân xã Việt Đoàn phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức. Ông Nguyễn Hữu Phùng – thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn cùng với 9 hộ dân khác trong thôn kết hợp thành lập tổ sản xuất nấm và do ông Nguyễn Hữu Phùng làm tổ trưởng.
Tổ sản xuất nấm của ông Phùng chuyên sản xuất 2 loại nấm đó là nấm sò và nấm rơm, Ông Phùng cho biết: Quy trình sản xuất các loại nấm trên không khó, hơn nữa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có sau khi thu hoạch mùa vụ như rơm, rợ, góp phần giảm đáng kể tình trạng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.
Theo như kết quả thu hoạch ban đầu cho thấy, cứ 1 tạ rơm khô sẽ sản xuất ra 50 kg nấm, giá thị trường 40.000đ/1kg, mỗi đợt thu hoạch tổ sản xuất nấm của ông Phùng cho lãi hàng triệu đồng.
Ngoài tổ sản xuất nấm ở thôn Đông Sơn, tại thôn Long Khám nhiều hộ nông dân cũng triển khai mô hình trồng nấm với quy mô diện tích từ 20 đến 35m2. Với tổng diện tích trên 30m2, gia đình chị Trần Thị Nụ - cũng sản xuất khoảng 500 bịch nấm rơm. Hiện nấm của gia đình chị bắt đầu cho thu hoạch.
Theo chị Trần Thị Nụ: Trồng và sản xuất nấm không tốn nhiều công, kinh phí ít mà lại cho giá trị kinh tế cao, chỉ cần tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình như: rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa.
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển và được mở rộng ở các thôn trên địa bàn xã Việt Đoàn, với hơn 30 hộ tham gia sản xuất và trồng nấm, trong đó tập trung chủ yếu ở các thôn Long Khám, Đông Sơn và Đại Tảo với những loại sản phẩm như: Nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ.
Chị Trịnh Thị Huyền – Chủ tịch hội nông dân xã Việt Đoàn cho biết: Thị trường tiêu thụ nấm hiện nay chủ yếu xung quanh trong làng, tuy nhiên sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ hết đến đó, thậm chí có những thời điểm bị khan hiếm hàng.
Để duy trì phát triển, đồng thời nhân rộng mô hình trồng nấm trên địa bàn, thời gian qua Hội nông dân xã Việt Đoàn thường xuyên phối hợp với Ngành nông nghiệp, Trung tâm dạy nghề huyện, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh tổ mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho hội viên hội nông dân trên địa bàn.
Với quy mô sản xuất và trồng nấm trên địa bàn xã Việt Đoàn dần được mở rộng, hiện nay Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đã có chương trình hỗ trợ 100% giá giống và 30% giá nguyên liệu cho mô hình sản xuất nấm ở xã Việt Đoàn.
Với việc áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch, mô hình sản xuất và trồng nấm của hội nông dân xã Việt Đoàn không những đem lại hiệu quả nhất định kinh tế, nâng cao thu nhập cho hội viên mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://bacninhtv.vn/Tint%E1%BB%A9c/Kinht%E1%BA%BF/tabid/172/newsId/451/moduleId/815/currentpage/9/language/vi-VN/Default.aspx
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…