Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Nuôi Tôm Toàn Đực

Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Nuôi Tôm Toàn Đực
Ngày đăng: 19/09/2013

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Vì vậy, nhiều hộ đã tìm đến trung tâm giống của các tỉnh lân cận với hy vọng sẽ tìm được nguồn giống tốt. Tại Trung tâm Giống An Giang, sau khi được giới thiệu và tìm hiểu kỹ về giống tôm toàn đực, được sản xuất theo công nghệ mới, một số hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đưa giống tôm này vào nuôi thử nghiệm. Bước đầu giống tôm toàn đực cho kết quả khả quan.

Ông Nguyễn Văn Sĩ ngụ xã Tân Mỹ (Lấp Vò) có 2ha đất nuôi tôm. Tháng 3/2013, ông mua 100.000 con tôm giống toàn đực tại Trung tâm giống An Giang với giá 360 đồng/con thả nuôi thử nghiệm trên vuông tôm diện tích 1ha. Còn lại, 1ha ông thả 150.000 con tôm post được mua ở một cơ sở khác với giá là 180 đồng/con. Cùng điều kiện chăm sóc, cùng loại thức ăn nhưng hiện nay số con và trọng lượng tôm giữa 2 ô bao có sự chênh lệch khá lớn.

"Giống tôm toàn đực có tỷ lệ sống rất cao, khoảng 85%. 1ha có thể thu lãi trên dưới 200 triệu đồng, trong khi giống tôm thường thì phải thu tỉa tôm trứng nên 1ha thu lãi được 100 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sĩ cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B đã thành công với mô hình nuôi tôm toàn đực cũng cho biết: "Giống tôm đực mới có năng suất rất cao vì với 90.000 con giống, thu hoạch trên 400 triệu đồng khi tổng chi phí đầu tư trọn vụ là 160 triệu đồng. Như vậy nuôi 90.000 con bảo đảm lãi 200 triệu đồng".

Vụ tôm năm 2013 này, toàn huyện Lấp Vò có hơn 150 hộ nuôi tôm với diện tích 185ha. Ông Lâm Minh Điển - Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: "Huyện Lấp Vò có 9 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích khoảng 11ha tập trung chủ yếu ở Mỹ An Hưng B, Long Hưng B, Tân Mỹ. Hiện nay, các hộ trên đã nuôi được khoảng 6 tháng, tốc độ tăng trưởng của tôm toàn đực tương đối nhanh, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, đặc biệt tỷ lệ sống cao.

Với những ưu thế vượt trội của giống tôm toàn đực sẽ giúp nhiều hộ nuôi tôm giải quyết được bài toán "đau đầu" về con giống, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.

10/02/2015
Bộ NN Và PTNT Ban Hành Kế Hoạch Hành Động Năm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ NN Và PTNT Ban Hành Kế Hoạch Hành Động Năm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

10/02/2015
Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Áp Dụng Theo Quy Trình VietGAHP Hiệu Quả Mô Hình Chăn Nuôi Heo Áp Dụng Theo Quy Trình VietGAHP

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

10/02/2015
An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

10/02/2015
Hội Thảo Hội Thảo "Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên"

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

10/02/2015