Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mô Hình Trồng Rong Nho

Triển Vọng Mô Hình Trồng Rong Nho
Ngày đăng: 09/07/2014

Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Đức Siêng (thôn Bình Trung, xã Tam Hải) khá bận rộn với đợt thu hoạch rong nho biển đầu tiên. Năm 2014, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành triển khai trồng thử nghiệm giống rong nho Nhật Bản, gia đình ông Siêng được lựa chọn triển khai mô hình mới này trên diện tích 500m2 mặt nước.

Qua 2 tháng triển khai trồng thí điểm cho thấy, cây rong nho thích nghi cao với môi trường tại địa phương nên phát triển khá ổn định. Mỗi tháng, gia đình ông Siêng thu hoạch trên 600kg rong nho tươi. Hiện giá bán tại chỗ 30 nghìn đồng/kg rong nho tươi, mỗi tháng ông Siêng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ông cho biết: “So với nuôi tôm, nghêu, hàu trước đây thì tôi thấy mô hình trồng rong nho này hiệu quả hơn hẳn. Cây rong nho không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ chăm sóc, phát triển nhanh và thời gian thu hoạch cũng ngắn, khoảng hơn 1 tháng đến 2 tháng sau khi trồng”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, sở  dĩ loài Caulerpa lentillifera có tên rong nho là vì thân và lá của nó giống như một chùm nho xanh. Rong nho là sản phẩm mới nên còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng ở Quảng Nam, nhưng ở các địa phương như Nha Trang, Ninh Thuận... thì sản phẩm rong nho đã được thị trường ưa chuộng, loại tốt (màu tươi xanh, trái to, đều, bóng mượt...) có giá từ 100 - 130 nghìn đồng/kg. Cây rong nho biển là loài thủy sinh có khả năng thích nghi với môi trường nuôi trồng ở huyện Núi Thành.

Loài này được nuôi trồng dưới các hình thức trồng đáy, trồng trong khay đất có thiết kế các lỗ trống tại các ao đầm hoặc trên biển, nuôi trong các hồ bể có mái che... Theo quy trình “chuẩn” trong việc di thực rong nho Nhật Bản về Việt Nam để trồng thì yêu cầu địa điểm nuôi ở vùng biển (ao, hồ) sạch, nguồn nước không bị nhiễm bẩn.

Dùng các khay bằng nhựa hay đóng bằng gỗ tạp (tre, lồ ô...) có kích thước dài, rộng và cao khoảng 50x30x5cm. Sau đó cho chất dinh dưỡng (đất bùn đáy biển) vào và cấy nhẹ cây rong nho trải đều lên mặt đất bùn, rồi đem các khay đặt trên các giá kê cách mặt đáy khoảng 0,5m…

Ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành cho biết: “Những năm trở lại đây việc nuôi trồng một số loài thủy hải sản phổ biến như hàu, tôm... của bà con trên địa bàn huyện gặp khá nhiều khó khăn.

Trước thực tế đó, phòng NN&PTNT huyện đã chủ động tìm hiểu, tiếp cận với những mô hình sản xuất mới cho hiệu quả hơn. Và cây rong nho Nhật Bản là một trong những mô hình mới đang được triển khai trồng thí điểm và bước đầu mang lại những thành công nhất định”.

Theo ông Bùi Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Tam Hải, cây rong nho Nhật Bản sống và phát triển tốt trên vùng ao nuôi Tam Hải đã tạo cơ hội cho bà con nhân dân ổn định việc làm tại chỗ, cho thu nhập cao so với nuôi trồng các loại thủy sản truyền thống. Khi áp dụng mô hình trồng rong nho, địa phương tận dụng được các diện tích ao nuôi tôm bị bỏ hoang để đưa vào sản xuất, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã

Phú Ninh đang chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...

26/08/2013
Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, hiện tại chanh không hạt có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với tháng trước đó. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận gần 600 triệu đồng/ha.

19/04/2013
Giải Pháp Nào Cho Cam - Bưởi Hậu Giang? Giải Pháp Nào Cho Cam - Bưởi Hậu Giang?

Giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ ổn định nên cả cam sành lẫn bưởi Năm Roi đang khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây ăn trái khác. Tuy nhiên, để 2 loại trái cây có múi này trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới là vấn đề cần phải bàn.

01/06/2013
Tiếp Tục Kiểm Soát Chặt Các Đàn Vịt Chạy Đồng Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Tiếp Tục Kiểm Soát Chặt Các Đàn Vịt Chạy Đồng Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngay từ cuối vụ Đông Xuân, khi các cánh đồng lúa tại 2 huyện Long Điền, Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) gặt xong đã xuất hiện nhiều đàn vịt chạy đồng, trong đó có nhiều đàn vịt từ các địa phương khác đến. Việc di chuyển của những đàn vịt chạy đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ lan truyền dịch cúm gia cầm.

20/04/2013
Tình Hình Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi Nước Lợ Tình Hình Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi Nước Lợ

Theo Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tuần vừa qua (từ 18-24/8/2013), dịch bệnh đốm trắng (WSSV) đã xảy ra ở các địa phương: Tp Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau, với 434,33 ha bị ảnh hưởng; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) đa xảy ra ở tỉnh Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau, với 285,8 ha bị ảnh hưởng.

27/08/2013