Triển Vọng Mô Hình Trồng Rong Nho

Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.
Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Đức Siêng (thôn Bình Trung, xã Tam Hải) khá bận rộn với đợt thu hoạch rong nho biển đầu tiên. Năm 2014, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành triển khai trồng thử nghiệm giống rong nho Nhật Bản, gia đình ông Siêng được lựa chọn triển khai mô hình mới này trên diện tích 500m2 mặt nước.
Qua 2 tháng triển khai trồng thí điểm cho thấy, cây rong nho thích nghi cao với môi trường tại địa phương nên phát triển khá ổn định. Mỗi tháng, gia đình ông Siêng thu hoạch trên 600kg rong nho tươi. Hiện giá bán tại chỗ 30 nghìn đồng/kg rong nho tươi, mỗi tháng ông Siêng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng.
Ông cho biết: “So với nuôi tôm, nghêu, hàu trước đây thì tôi thấy mô hình trồng rong nho này hiệu quả hơn hẳn. Cây rong nho không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ chăm sóc, phát triển nhanh và thời gian thu hoạch cũng ngắn, khoảng hơn 1 tháng đến 2 tháng sau khi trồng”.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, sở dĩ loài Caulerpa lentillifera có tên rong nho là vì thân và lá của nó giống như một chùm nho xanh. Rong nho là sản phẩm mới nên còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng ở Quảng Nam, nhưng ở các địa phương như Nha Trang, Ninh Thuận... thì sản phẩm rong nho đã được thị trường ưa chuộng, loại tốt (màu tươi xanh, trái to, đều, bóng mượt...) có giá từ 100 - 130 nghìn đồng/kg. Cây rong nho biển là loài thủy sinh có khả năng thích nghi với môi trường nuôi trồng ở huyện Núi Thành.
Loài này được nuôi trồng dưới các hình thức trồng đáy, trồng trong khay đất có thiết kế các lỗ trống tại các ao đầm hoặc trên biển, nuôi trong các hồ bể có mái che... Theo quy trình “chuẩn” trong việc di thực rong nho Nhật Bản về Việt Nam để trồng thì yêu cầu địa điểm nuôi ở vùng biển (ao, hồ) sạch, nguồn nước không bị nhiễm bẩn.
Dùng các khay bằng nhựa hay đóng bằng gỗ tạp (tre, lồ ô...) có kích thước dài, rộng và cao khoảng 50x30x5cm. Sau đó cho chất dinh dưỡng (đất bùn đáy biển) vào và cấy nhẹ cây rong nho trải đều lên mặt đất bùn, rồi đem các khay đặt trên các giá kê cách mặt đáy khoảng 0,5m…
Ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành cho biết: “Những năm trở lại đây việc nuôi trồng một số loài thủy hải sản phổ biến như hàu, tôm... của bà con trên địa bàn huyện gặp khá nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, phòng NN&PTNT huyện đã chủ động tìm hiểu, tiếp cận với những mô hình sản xuất mới cho hiệu quả hơn. Và cây rong nho Nhật Bản là một trong những mô hình mới đang được triển khai trồng thí điểm và bước đầu mang lại những thành công nhất định”.
Theo ông Bùi Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Tam Hải, cây rong nho Nhật Bản sống và phát triển tốt trên vùng ao nuôi Tam Hải đã tạo cơ hội cho bà con nhân dân ổn định việc làm tại chỗ, cho thu nhập cao so với nuôi trồng các loại thủy sản truyền thống. Khi áp dụng mô hình trồng rong nho, địa phương tận dụng được các diện tích ao nuôi tôm bị bỏ hoang để đưa vào sản xuất, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.