Triển vọng mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm của nghề trồng nấm là sản xuất quanh năm, chỉ cần đảm bảo được nhiệt độ thích hợp, để nấm phát triển. Sản xuất nấm vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Hơn nữa, tỉnh ta lại là vùng có diện tích trồng lúa rộng lớn nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho việc trồng nấm của bà con nông dân. Nhưng những năm gần đây, do thời tiết diễn biến thất thường, sản phẩm nấm rơm làm ra không đảm bảo chất lượng, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
Từ những khó khăn đó, ngành Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang đã tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm trong nhà cho nông dân, giúp bà con chủ động hơn trong việc sản xuất nấm, mà không sợ ảnh hưởng của thời tiết. Đồng thời, giúp nâng cao chất lượng nấm và mang lại lợi nhuận cho nông dân.
Thực hiện mô hình trồng nấm rơm trong nhà từ năm 2012, anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn) cho biết, đến nay, anh có tổng diện tích đất của hai nhà trồng nấm gần 150m2. Việc trồng nấm rơm trong nhà không khó hơn so với việc trồng nấm ngoài trời và chất lượng, sản lượng tốt hơn so với trồng ngoài trời. Trồng nấm trong nhà tiết kiệm được nguồn nguyên liệu khoảng 30 - 40% so với việc trồng nấm truyền thống như trước kia (không cần tốn rơm phủ). Quan trọng là chủ động được thời tiết về ẩm độ, nhiệt độ vì có máy che và thắp đèn vào buổi tối để điều chỉnh nhiệt độ giúp cây nấm phát triển tốt hơn.
Nhà trồng nấm chủ yếu được bà con nông dân tận dụng những cây sẵn có như tre, bạch đàn để dựng lên nên không tốn nhiều chi phí. Trong vụ vừa qua, anh Tùng trồng 200 mét mô nấm trong nhà, với diện tích hơn 50m2. “Mỗi đợt thu hoạch từ 15 đến 20 ngày, bán được từ 8 đến 10 triệu đồng. Nếu bán vào những tháng có giá như tháng giêng, tháng 10 hoặc những ngày rằm hay cuối tháng thì thu nhập mang lại có thể cao hơn”- anh Tùng cho biết.
Mặc dù trồng nấm rơm không khó, nhưng vì nấm là giống rất ưa sạch nên để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người trồng nấm phải có kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nấm rơm. Để trồng nấm thành công phải tuân thủ đầy đủ các khâu trong xử lý nguyên liệu.
Từ việc ủ rơm đến khâu chọn meo giống đều ảnh hưởng lớn đến năng suất nấm. Nếu không thực hiện nghiêm việc xử lý kỹ rơm, rạ trước khi ủ sẽ dễ bị các loại nấm ký sinh cạnh tranh dinh dưỡng, gây bệnh, làm cho nấm rơm không phát triển và chết. Đồng thời, việc chọn được meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt; nếu chất lượng meo nấm không đảm bảo sẽ dễ bị nhiễm nấm dại. Bên cạnh đó, các yêu cầu kỹ thuật trong các khâu sản xuất nấm như điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong các giai đoạn sinh trưởng của nấm cũng là yếu tố quan trọng của mô hình trồng nấm rơm trong nhà.
Từ những hiệu quả mang lại và do nhu cầu thị trường, ngành Nông nghiệp huyện Thoại Sơn đang vận động nông dân để mở rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà tại các xã, thị trấn trong huyện. Đến nay, huyện Thoại Sơn đã có trên 10 nhà trồng nấm rơm, với diện tích bình quân mỗi nhà khoảng 70m2.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch, đến nay có khoảng 2.100/2.700 ha nhãn tiêu da bò bị bệnh “chổi rồng” đã phục hồi và phát triển trở lại sau khi được cắt tỉa và phun thuốc (trong đó có 600ha cho trái).

Vụ vú sữa năm nay hầu hết nhà vườn đều trúng mùa, trúng giá nhờ thời tiết thuận lợi, trình độ thâm canh của bà con nâng lên và vú sữa Lò Rèn đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.