Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh

Là địa phương có tiềm năng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với điều kiện phát triển cây cao su, sau một thời gian đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay loại cây này đã được trồng trên diện tích hơn 300 ha, bước đầu sinh trưởng, phát triển khá tốt.
Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.
Để lấy ngắn nuôi dài, gia đình tôi còn trồng xen sắn và các loại cây màu khác trong những năm đầu đã cho hiệu quả kinh tế. Hay như gia đình ông Lương Văn Thiệp, làng Oi, xã Quang Hiến cũng mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất kém hiệu quả sang trồng cao su với kỳ vọng sau khi đưa cây cao su vào khai thác mủ, sẽ góp phần đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Ông Lê Đức Tiến, Chủ tịch UBND xã Quang Hiến, cho biết: Xác định cao su là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, vì vậy xã đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng loại cây này.
Đặc biệt, xã tạo mọi điều kiện để bà con chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp, đất màu kém hiệu quả sang trồng cao su tiểu điền. Hiện xã đã quy hoạch được 60 ha đất bãi, đất trồng luồng, mía kém hiệu quả sang trồng cao su, phấn đấu từ nay đến hết năm 2014 trồng mới được 15 ha.
Thực hiện Nghị quyết số 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã ban hành Nghị quyết số 15 về “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện năm 2014-2015, định hướng đến năm 2020”.
Sau khi nghị quyết được ban hành, UBND huyện Lang Chánh đã nhanh chóng xây dựng đề án, kế hoạch triển khai đến tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình mở rộng diện tích trồng cao su. Đồng thời, tổ chức 5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về phát triển cây cao su cho hơn 300 lượt người.
Trước khi bắt đầu triển khai trồng cao su, huyện đã tổ chức một số đoàn đi khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm tại các huyện: Thạch Thành, Như Xuân (Thanh Hóa); Gio Linh (Quảng Trị)...; tiến hành điều tra, rà soát diện tích đất đủ điều kiện, xây dựng bản đồ quy hoạch chi tiết.
Khảo sát, nghiên cứu lựa chọn giống cao su phù hợp, thích nghi với địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH một thành viên Cao su Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con nông dân. Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh trong việc trồng mới cao su 2 năm đầu là 9 triệu đồng/ha, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cạo mủ cao su, huyện Lang Chánh còn hỗ trợ 700.000 đồng/ha trồng mới.
Ngoài ra, huyện còn tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; tích cực huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác như Chương trình 135, 30a, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, các chính sách về khuyến nông cũng được đẩy mạnh, cán bộ khuyến nông cơ sở ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo quy định còn tập trung tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật toàn diện cho bà con nông dân từ khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc đến kỹ thuật khai thác. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác trồng cao su.
Đến đầu tháng 7-2014 đã có 8 xã đăng ký trồng 230 ha cao su, gồm: Đồng Lương, Quang Hiến, Tân Phúc, Trí Nang, Giao An, Giao Thiện, Yên Thắng, Yên Khương. Hiện, các xã đã trồng được 35 ha và đang tập trung làm đất, đào hố để trồng cao su, phấn đấu hết năm 2014 toàn huyện trồng mới 200 ha cao su, năm 2015 trồng mới 400 ha cao su...
Hy vọng sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện trồng cây cao su, sẽ mở ra triển vọng, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.

Nhằm khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP mở rộng ưu đãi cho các lĩnh vực nông nghiệp. Đồng Nai cũng đang xây dựng đề án hỗ trợ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020.

Dịp này, Tổng công ty cao su Đồng Nai đã chọn 10 thí sinh có thành tích cao để lập đội tuyển dự hội thi tay nghề thợ giỏi khai thác mủ cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 12.

Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng(Đồng Văn) là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Sở NN&PTNT; với chức năng, nhiệm vụ được giao mà theo như lời đồng chí Giám đốc Trung tâm Giang Lộc Thăng khẳng định: “Trong những năm qua, Trung tâm đã luôn tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm những giống cây, con mới, có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần vào sự nghiệp xóa, đói giảm nghèo của tỉnh...”.

Xác định phát triển chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy chăn nuôi gia súc trên địa bàn phát triển, trong đó phải kể đến việc hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).