Triển Lãm Chăn Nuôi Quốc Tế ILDEX Tại Việt Nam

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, UBIFRANCE sẽ đồng hành cùng 17 doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực chăn nuôi tham gia triển lãm chăn nuôi quốc tế ILDEX tại Việt Nam.
Nhân dịp này, các doanh nghiệp tại khu gian hàng Pháp sẽ có cơ hội giới thiệu đến các doanh nghiệp chăn nuôi trong khu vực những tinh hoa và kỹ năng nổi tiếng của họ trong lĩnh vực máy móc và kỹ thuật chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, ngành di truyền, lai tạo giống, sức khỏe vật nuôi, đánh dấu vật nuôi,...
Với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp đến từ 26 quốc gia tại triển lãm 2012, ILDEX đã được xem là triển lãm về ngành chăn nuôi có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Mục tiêu của triển lãm này là « Mang tinh hoa của thế giới đến thỏa mãn các nhu cầu tại địa phương ». Triển lãm này cho phép các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới mở rộng các hoạt động của họ trong ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi bằng các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp tại khu vực.
Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu lớn về tiêu thụ các sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu, kéo theo yêu cầu về cơ giới hóa và hiện đại hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.Ngành chăn nuôi hiện chiếm tỷ trọng 33% giá trị sản xuất nông nghiệp, hứa hẹn nhiều cơ hội lớn đối với các nhà xuất khẩu của Pháp.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.