Triển Lãm Chăn Nuôi Quốc Tế ILDEX Tại Việt Nam

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, UBIFRANCE sẽ đồng hành cùng 17 doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực chăn nuôi tham gia triển lãm chăn nuôi quốc tế ILDEX tại Việt Nam.
Nhân dịp này, các doanh nghiệp tại khu gian hàng Pháp sẽ có cơ hội giới thiệu đến các doanh nghiệp chăn nuôi trong khu vực những tinh hoa và kỹ năng nổi tiếng của họ trong lĩnh vực máy móc và kỹ thuật chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, ngành di truyền, lai tạo giống, sức khỏe vật nuôi, đánh dấu vật nuôi,...
Với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp đến từ 26 quốc gia tại triển lãm 2012, ILDEX đã được xem là triển lãm về ngành chăn nuôi có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Mục tiêu của triển lãm này là « Mang tinh hoa của thế giới đến thỏa mãn các nhu cầu tại địa phương ». Triển lãm này cho phép các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới mở rộng các hoạt động của họ trong ngành chăn nuôi, thủy sản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi bằng các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp tại khu vực.
Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu lớn về tiêu thụ các sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu, kéo theo yêu cầu về cơ giới hóa và hiện đại hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.Ngành chăn nuôi hiện chiếm tỷ trọng 33% giá trị sản xuất nông nghiệp, hứa hẹn nhiều cơ hội lớn đối với các nhà xuất khẩu của Pháp.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.