Triển Khai Thực Hiện Thí Điểm 26 Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp

Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện thí điểm nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trung tâm đã thực hiện thí điểm 26 mô hình sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp tại 23 huyện trong tỉnh. Nổi bật là một số mô hình đang cho hiệu quả cao, được bà con nông dân hào hứng tham gia và nhân rộng, như: Mô hình chăn nuôi lợn thịt nông hộ áp dụng công nghệ lên men thức ăn, thực hiện ở xã Đông Nam (Đông Sơn); mô hình phát triển nghề mây tre đan phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu ở xã Sơn Điện (Quan Sơn); nuôi cá nước ngọt theo mô hình VietGap ở xã Đông Yên (Đông Sơn); mô hình chăn nuôi gà thịt, bảo đảm an toàn thực phẩm trong chăn nuôi nông hộ ở huyện Thường Xuân...
Dự kiến, cùng với việc tiếp tục triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ xây dựng thêm nhiều mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.