Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long

Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long
Ngày đăng: 09/12/2014

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu như tổ chức một số lớp để tuyên truyền, tập huấn, phát tờ rơi; hướng dẫn quy trình vệ sinh vườn thanh long, hướng dẫn việc tổ chức tiêu hủy cho nông dân (huyện Hàm Thuận Bắc đã thực hiện khoảng 500 ha), … cùng với hai mô hình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo làm điểm tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam và xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc đã thu được kết quả ban đầu rất đáng mừng; cho thấy biện pháp tỉa cành bệnh và ủ, có sử dụng vôi và chế phẩm sinh học thì trong thời gian từ 35 đến 40 ngày đã làm bào tử nấm bị hủy diệt hoàn toàn.

Với những biện pháp triển khai như trên và tình hình thời tiết đã vào mùa khô, hạn chế môi trường phát triển, lây lan của dịch bệnh nên diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu ở tỉnh ta, lúc cao nhất vào tháng 9 năm 2014 là 12.749 ha, chiếm 53,1%, đến nay giảm còn 7.165 ha. Để tiếp tục ngăn chặn sự lây lan và phòng trừ có hiệu quả bệnh đốm nâu trên cây thanh long; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách.

Thứ nhất là tập trung triển khai tháng cao điểm phòng trừ dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long từ ngày 28 tháng 11 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo đồng loạt, đồng bộ trong tất cả các vườn thanh long; đồng thời phải thu dọn, tiêu hủy cành thanh long đang bỏ rơi vãi ở những nơi công cộng thì việc phòng trừ bệnh đốm nâu mới triệt để và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai là phải coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là đối với các hộ trồng thanh long phải thật sự thống nhất cao về chủ trương và tích cực, tự giác tham gia tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long thì việc triển khai mới đạt kết quả tốt.

Thứ ba là yêu cầu các cấp, các ngành liên quan và đề nghị các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phải thật sự vào cuộc để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long; trong đó đặc biệt phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở các xã, địa bàn có trồng thanh long.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/trien-khai-thang-cao-diem-phong-chong-benh-dom-nau-tren-cay-thanh-long-72035.html


Có thể bạn quan tâm

Vịt Ta Giảm Giá Mạnh Vịt Ta Giảm Giá Mạnh

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

07/10/2014
Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Đòi Hỏi Sự Chủ Động Về Nguồn Thức Ăn

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

07/10/2014
“Bén Duyên” Nuôi Ong, Thu Hàng Trăm Triệu Đồng/năm “Bén Duyên” Nuôi Ong, Thu Hàng Trăm Triệu Đồng/năm

Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.

07/10/2014
Liên Kết Nuôi Gà Thịt Hiệu Quả Liên Kết Nuôi Gà Thịt Hiệu Quả

Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.

07/10/2014
Hà Nội Tập Trung Thu Hoạch Lúa Vụ Mùa Hà Nội Tập Trung Thu Hoạch Lúa Vụ Mùa

Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.

07/10/2014